Sưa giống ế hàng
Ở Tây Nguyên cây sưa giống đang ế hàng
Nguyên nhân do người dân không còn mặn mà với cây sưa nữa.
Qua khảo sát của chúng tôi được biết, cách đây hai năm giống cây sưa có giá 15 - 16 ngàn đồng/cây, thì giờ còn 500 - 1.000đ/cây mà vẫn khó bán.
Tại cơ sở giống cây trồng của anh Bảy ở đường Nguyễn Lương Bằng, TP Buôn Ma Thuột, anh chia sẻ:
"Những năm trước nông dân đổ xô tìm mua sưa về trồng, chúng tôi bán đắt như tôm tươi, nay giá chỉ bằng 1/10 mà vẫn không ai mua. May mà cơ sở chúng tôi chỉ ươm vài ngàn cây thôi, nếu không thì nguy".
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giống sưa ế ẩm là do những năm trước nghe tin đồn thổi, sưa là “cây hái ra tiền” nên bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đổ xô mua cây giống về trồng.
Năm nay với sự tuyên truyền mạnh mẽ của các ngành chức năng, người dân đã hiểu là hiện chưa có một đơn vị Nhà nước nào đánh giá được giá trị thực của loại cây này.
Hơn nữa đây là loại cây phải trồng rất lâu năm mới cho thu hoạch và khi đó đầu ra của nó ra sao không ai biết. Do vậy người dân không ồ ạt mua cây giống về trồng theo phong trào nữa.
Related news
Đây là hợp đồng bảo hiểm tàu cá đầu tiên theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản trong đó có chính sách bảo hiểm cho ngư dân được cơ quan bảo hiểm bồi thường.
Mới đây, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NN&PTNT Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Định hướng công tác quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS)”.
Chúng tôi về Cty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco) khi đoàn chuyên gia của Viện Nghiên cứu Mía đường Ấn Độ do ông Susil Solomon, Viện trưởng dẫn đầu, đang cặm cụi bên những giống mía năng suất, chất lượng nhất.
Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến nay đã có 150 tổ chức, cá nhân tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Qrganic, quy mô là 2.000ha, nhằm đáp ứng rau an toàn cho thị trường.
Sáng 29/7, UBND huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã tổ chức hội nghị công bố chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Thanh long ruột đỏ Lập Thạch".