Người Trồng Ớt Ngậm Cay Nuốt Đắng
"Cách đây khoảng 2 tháng, ớt trái lớn có giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, ớt nhỏ 30.000 - 32.000 đồng/kg. Thế nhưng giá ớt đang xuống dốc không phanh. Mấy đầu nậu trước đây mua nhiều để xuất sang Trung Quốc, bây giờ “lơ” ớt hết rồi...".
Vụ ớt năm nay tại huyện Phù Mỹ (Bình Định), có thời điểm giá ớt tươi đạt đỉnh 50.000 đồng/kg, người trồng ớt mát dạ thu lãi. Thế nhưng bước sang tháng 4.2014, giá ớt rớt xuống 2.000 - 2.500 đồng/kg, giảm đến 20 lần. Nhiều ruộng ớt chín đỏ rực mà nông dân cứ thế… nhìn.
“Cách đây khoảng 2 tháng, ớt trái lớn có giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, ớt nhỏ 30.000 - 32.000 đồng/kg. Thế nhưng giá ớt đang xuống dốc không phanh. Mấy đầu nậu trước đây mua nhiều để xuất sang Trung Quốc, bây giờ “lơ” ớt hết rồi. Họ nói thị trường ở bển không chuộng nữa; giờ mà tui thu hoạch mấy sào ớt thì lại tốn tiền công, rồi bỏ khô” - bà Trần Thị Tiến (ở xã Mỹ Quang, Phù Mỹ) than thở.
Không khí ảm đạm đang bao trùm các vùng chuyên canh ớt ở Phù Mỹ, từ khi thương lái Trung Quốc ngừng thu mua ớt. Ông Nguyễn Văn Tân (ở Mỹ Quang) nói: “Nhà trồng 4 sào ớt sừng, lứa đầu thì bán 32.000 đồng/kg, có ăn. Giờ mỗi ký chỉ còn 1.000- 2.000 đồng, mà thương lái chẳng thèm ngó ngàng. Ức quá, mà chẳng biết làm cách nào để lấy lại vốn đầu tư...”.
Theo Phòng NNPTNT Phù Mỹ, vụ đông xuân 2013 – 2014, toàn huyện xuống giống trên 1.000ha ớt xuất khẩu. Trong đó, nông dân chủ yếu trồng ớt sừng (trái to) và số ít trồng ớt sim. Bà con chưa kịp mừng vì đầu vụ ớt có giá, thì bị “giội nước lạnh” rớt giá, ế ẩm. Cơ quan chức năng thì vẫn chỉ biết… tiếp tục theo dõi.
Related news
Cụ thể, Phó Thủ tướng giao các Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, rà soát khẩn trương có văn bản hướng dẫn, đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu, tiêu chí cho phù hợp điều kiện thực tế tại các vùng, địa phương và các đề xuất kiến nghị thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trong thời gian tới.
Mùa mưa đến, nước tràn đồng, đây chính là lúc cá đồng từ các sông, suối thượng nguồn tràn về, sinh sôi nảy nở và cũng là lúc những người hành nghề "săn" cá đồng vào mùa. Cá về, không chỉ có những người chuyên sống bằng nghề bắt cá đồng phấn khởi, mà cả những người dân sống gần ao, hồ... cũng tranh thủ đánh bắt để phục vụ cho bữa ăn gia đình.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa quyết định phân khai trên 14,5 tỷ đồng thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014 theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Kinh tế trang trại (KTTT) đã khẳng định được vị thế trong sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị nhờ phát huy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và đã có bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT còn nhiều vấn đề đặt ra, trong đó có nhiều tiêu chí rất khó đạt để chứng nhận chuẩn trang trại, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính chủ trang trại cũng như tháo gỡ về mặt chính sách, để trang trại có điều kiện phát triển bền vững.
Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.