Giá Lúa Tăng Cao, Nông Dân Phấn Khởi
Nông dân Sóc Trăng đang bước vào thu hoạch vụ lúa Đông Xuân với sự phấn khởi về giá cả và năng suất. Hiện mức giá mà thương lái thu mua vẫn ổn định, tạo sự an tâm cho người dân.
Bà Huỳnh Thị Tha ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên cho biết, gia đình bà thu hoạch được trên 3 công lúa đặc sản ST5, giá bán đạt 5.800 đồng/ký, trừ chi phí, vụ này gia đình bà thu lãi gần 3 triệu đồng/công (1.000 m2). Theo bà, đây là mức giá cao nhất trong vài vụ trở lại đây, tăng gần 1.000 đồng/ký so với niên vụ trước.
Giá lúa được thương lái thu mua tận ruộng ở mức cao, trung bình từ 5.600 - 5.800 đồng/ký cho lúa đặc sản ST5 và từ 5.300 - 5.500 đồng/ký cho lúa thường. Năng suất vụ Đông Xuân này cũng đạt từ 850 - 1.000 ký/công. Với mức giá và năng suất cao, trung bình mỗi công trong vụ Đông Xuân này, nông dân Sóc Trăng thu lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/công đối với lúa đặc sản và trên hai triệu đồng đối với lúa thường.
Nếu như trong vụ Hè Thu vừa qua, nông dân Sóc Trăng phải đau đầu vì lúa bị ngã đổ, không thu hoạch được do ảnh hưởng của thời tiết, kéo theo sự tăng cao chi phí thu hoạch, thì trong vụ Đông Xuân này, nông dân phấn khởi vì giá lúa tăng và giá công cắt giảm. Đặc biệt là số lượng máy gặt đập liên hợp trên các trà lúa đang thu hoạch ngày càng đông đã đẩy nhanh quá trình thu hoạch, giúp nông dân giảm chi phí và tăng thêm lợi nhuận.
Hiện giá mỗi công máy gặt đập trung bình từ 280.000 - 300.000 đồng/công, đây cũng là mức giá thu hoạch ổn định nhất trong ngày thu hoạch.
Related news
Hàng loạt nông dân nuôi bò sữa ở TP.HCM đang rao bán bò sau khi có thông tin các công ty thu mua sữa sẽ giảm hoặc cắt hợp đồng mua sữa vào đầu năm 2016...
Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho 7 tỉnh biên giới phía Bắc” đã triển khai được hơn 1 năm. Dự án không chỉ tạo ra được nguồn giống sạch dồi dào mà còn từng bước xây dựng một vành đai gia cầm vững chắc.
Có tới 5 ngân hàng lớn cam kết dành 14.000 tỷ đồng thực hiện chương trình cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67 về thủy sản. Nhưng trên thực tế, do thủ tục cho vay bị “siết” khá chặt nên ngư dân “oải”...
Sau cá ngừ, tôm, xoài, rau củ..., sắp có thêm một sản phẩm nông nghiệp (nói đúng hơn là phụ phẩm) của Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Nhật Bản, đó là rơm. Điều này mở ra cơ hội lớn giúp nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập.
Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...