Giá hành tím Sóc Trăng tăng gấp 4 lần

Ngày 1/5, ngay tại trụ sở Thị đoàn Vĩnh Châu, một container lớn đang bốc xếp hành lên xe để chuyển ra Hà Nội. Anh Lâm Minh Phụng, Phó Bí thư thị đoàn Vĩnh Châu cho biết, số hành được bốc lên xe chuyển ra Hà Nội đợt này là 28 tấn.
Tính đến hết ngày Quốc tế lao động, sản lượng hành tím được các cấp, ngành, địa phương và lực lượng đoàn viên thanh niên Sóc Trăng "giải cứu" trên 1.000 tấn. Tại thị xã Vĩnh Châu, hiện có cả chục nhóm đoàn viên, thanh niên tình nguyện luôn tích cực, cùng nhân viên của hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu đến tận nhà dân để thu mua, đóng gói cung cấp cho các công ty, trường học…
Theo anh Nguyễn Thành Duy, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng, từ giữa tháng Tư đến nay, tỉnh đoàn đã đứng ra phối hợp với các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP HCM và một số hệ thống siêu thị… thu mua hành tím trong dân.
Do lượng hành tồn đọng nhiều nên những hộ khó khăn, nghèo, cận nghèo sẽ được ưu tiên thu mua trước, lực lượng đoàn viên thanh niên cũng đã đi từng hộ khảo sát thống kê lượng hành để có kế hoạch tiêu thụ khi có đơn đặt hàng của các nơi gửi tới.
Mặc dù việc tiêu thụ hành tím đang thực hiện khá hiệu quả, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể bền vững. Ông Nguyễn Chí Công, Phó chủ tịch thị xã Vĩnh Châu cho biết, địa phương đang phối hợp với các ngành liên quan, cơ quan truyền thông tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hành tím Vĩnh Châu bởi thị trường nội địa rất lớn, nhưng chưa khai thác được.
Bên cạnh đó, địa phương cũng tính đến việc nâng cao chất lượng hành nhất là khâu bảo quản sau thu hoạch, tồn trữ được lâu dài hơn và đặc biệt, sẽ khuyến cáo bà con cân nhắc về diện tích, có thể giảm bớt trồng hành để chuyển sang nuôi, trồng các loại cây con khác có hiệu quả hơn.
Related news

Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) hiện có 71ha đất liếp được nông dân trồng chuyên canh mãng cầu xiêm, trong đó có 28ha trồng mới, số còn lại đang trong giai đoạn cho trái. Trồng mãng cầu nhẹ chi phí và công chăm sóc nhưng thu nhập khá cao.

Với tổng diện tích tự nhiên gần 2.092 ha, trong đó có gần 1.457 ha đất nông nghiệp, An Hải là một trong 3 xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Từ thực tế sản xuất, Ban Phát triển xã và người dân các thôn đã lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên vì người nghèo, trong đó đáng chú ý là chuỗi giá trị nho, cây trồng thế mạnh của địa phương.
Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) trồng hơn 100ha măng cụt. Nếu như thời điểm thu hoạch rộ măng cụt giảm mạnh có lúc 20.000 đồng/kg, giảm hơn phân nửa so với đầu vụ thì hiện nay giá tăng trở lại.

Tân Lập, một thôn của xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng xưa nay có truyền thống trồng rau thương phẩm. Không chỉ dừng lại ở những cây rau truyền thống ven sông Đa Nhim như cà chua, ớt sừng hay cải thảo, bà con Tân Lập còn cung cấp cho thị trường các loại rau thơm. Và Tổ hợp tác Chính Nghĩa, nơi tập trung những người trồng rau thơm đã đồng hành cùng bà con, giúp diện tích rau thơm ở đây ngày càng mở rộng.

Ngành nông nghiệp đã khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa mới đầy triển vọng, song việc nhân rộng diện tích còn rất chậm.