Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai
Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).
Tổng kinh phí thực hiện đề tài hơn 729 triệu đồng, được ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh hỗ trợ. Đây là đề tài được UBND tỉnh đặt hàng nghiên cứu, nhằm phát triển bền vững vùng trồng bắp lai tập trung diện tích 50 héc-ta ở huyện An Phú.
Đề tài được thực hiện từ tháng 12-2013 đến tháng 6-2015, nhằm đánh giá và xác định biện pháp cân đối dinh dưỡng cho đất, xác định mô hình luân canh hợp lý áp dụng cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An.
Giai đoạn 1 của đề tài được thực hiện từ tháng 12-2013 đến tháng 4-2014 với 2 sản phẩm dự kiến: Báo cáo khoa học về việc đánh giá và xác định biện pháp cân đối dinh dưỡng cho đất và xây dựng bảng hướng dẫn lượng bón N, P và K cho bắp lai dựa trên đáp ứng năng suất giữa lô có bón N hoặc P hoặc K và lô khuyết.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Chủ nhiệm đề tài đã nỗ lực thực hiện các nội dung công việc theo kế hoạch, cơ bản đáp ứng được mục tiêu và sản phẩm đề ra. Sau 5 tháng triển khai, nhóm nghiên cứu đã điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội, đánh giá mô hình luân canh vùng trồng bắp bằng phiếu điều tra và thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn tài liệu, báo cáo; nghiên cứu “quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt” cho bắp lai ở vùng nghiên cứu theo phương pháp thí nghiệm trên nông trại.
Đánh giá được tình trạng dinh dưỡng (N, P, K, Ca, Mg) và xác định biện pháp cân đối dinh dưỡng trên cơ sở lý thuyết và dữ liệu khảo sát, điều tra.
Đề xuất được bảng hướng dẫn lượng bón N, P và K cho bắp lai phù hợp với vùng nghiên cứu. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã đánh giá được tình trạng dinh dưỡng và xác định biện pháp cân đối dinh dưỡng cho đất trồng bắp lai và đề xuất được bảng hướng dẫn bón phân phù hợp với vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó, một số thuận lợi, khó khăn và giải pháp cũng được đưa ra đối với các mô hình canh tác trong vùng.
Điều này góp phần giúp nông hộ xác định mô hình canh tác phù hợp với năng lực sản xuất của mình, đồng thời giúp cơ quan quản lý ở địa phương tham khảo để khuyến cáo sản xuất, nhân rộng mô hình.
Theo Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng: Vùng đất An Phú thuận lợi trồng bắp lai, vì cho năng suất rất cao so với các vùng trồng khác. Bắp lai ở An Phú có thể được trồng với mật số cao (từ 9,2-10 cây/m2), do đó cần lượng phân bón rất cao để có thể đáp ứng đủ dưỡng chất trong điều kiện mật số cao này.
Nghiệm thức bón đầy đủ các nguyên tố đa và trung lượng (N, P, K, Ca và Mg) đưa đến năng suất trung bình của bắp lai ở Khánh An (13 tấn/héc-ta) và Quốc Thái (14 tấn/héc-ta), cao hơn so với năng suất bắp của nông dân trước đây.
Riêng ở Phú Hữu, mặc dù việc bón cân đối của thí nghiệm lại không cao hơn so với bón phân theo nông dân, nhưng hiệu quả kinh tế của bón phân cân đối vẫn cao hơn vì nông dân ở Phú hữu đã bón cho bắp lai lượng NPK rất cao (295-241-116) so với lượng bón của thí nghiệm (200-90-80).
Kết quả khảo sát về dinh dưỡng N, P, K, Ca và Mg trên 24 ruộng trồng bắp lai của nông dân An Phú cho thấy: Phân N là dưỡng chất thiết yếu đối với cây bắp lai, bất kỳ ruộng của nông dân không bón N đều đưa đến giảm mạnh năng suất. Có 41-62% số ruộng trồng bắp lai được tăng năng suất 1,7-2,3 tấn/héc-ta do bón bổ sung từng loại dưỡng chất P, K, Ca và Mg.
Kết quả điều tra kinh tế-xã hội ở vùng trồng bắp lai An Phú cho thấy, hai mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế khá cao là mô hình bắp-đậu xanh-ớt, nhưng cần vốn đầu tư cao, trình độ văn hóa và kinh nghiệm sản xuất. Mô hình ớt-bắp-bắp cũng cho hiệu quả kinh tế và hiệu quả lao động khá tốt, nhưng chi phí đầu tư cũng cao. Mô hình 3 bắp cần chuyển sang mô hình bắp-đậu xanh-ớt hoặc mô hình ớt-bắp-bắp.
Mô hình bắp-đậu xanh-bắp dễ áp dụng rộng rãi trên các diện tích canh tác, tuy nhiên cần thận trọng khi khuyến cáo cho các nông hộ sản xuất, vì phụ thuộc vào giá cả thị trường của cây đậu xanh. Đề tài đang tiếp tục thực nghiệm để đánh giá các khuyến cáo về công thức phân bón và mô hình luân canh ở An Phú, sẽ tổng kết sau vụ đông xuân 2014-2015.
Related news
Cùng với việc được hỗ trợ xây dựng hệ thống kè bê tông, giúp điều tiết hợp lý nước nhiễm mặn vào ao nuôi, đạt độ mặn 1-2 phần nghìn, gia đình ông Đoàn còn được hướng dẫn các kỹ thuật mới về nuôi tôm càng xanh năng suất cao như làm ao ươm giống, tách riêng từng giống tôm ở các ao nuôi. Kiểm soát nước nhiễm mặn, áp dụng kỹ thuật mới, con tôm càng xanh đã cho năng suất tăng 30% so với trước.
Thời gian gần đây tuyến đê biển tây đã được Nhà nước đầu tư xây dựng bờ kè, gia cố, bồi trúc ở những nơi xung yếu nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ba khía sinh sản trở lại. Đây được xem là tín hiệu vui cho người dân sống ven đê biển Tây, một khi ba khía sinh sản trở lại sẽ tạo nguồn thu đáng kể, giúp họ tăng thu nhập gia đình, từng bước vươn lên ổn định cuộc song.
Nhu cầu đối với tôm cỡ lớn hiện đang vượt xa nguồn cung, một nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết. Mặc dù sản lượng tôm sú đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng năm nay tôm sú được quan tâm hơn do thiếu tôm chân trắng cỡ lớn.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiện tại có 12 nhà máy của Việt Nam XK trực tiếp vào thị trường Na Uy.
8 tháng đầu năm 2014, XK thủy sản đạt 5,08 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả XK của mặt hàng tôm. Đây là nhóm sản phẩm có giá trị XK cao nhất 2,56 tỷ USD, tăng đến 48,3% so với cùng kỳ năm 2013.