Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Địa Phương Đẩy Mạnh Chương Trình Tái Canh Cà Phê

Các Địa Phương Đẩy Mạnh Chương Trình Tái Canh Cà Phê
Publish date: Tuesday. July 29th, 2014

Thực hiện chương trình tái canh cà phê, hiện nay, các cấp chính quyền và người dân địa phương đang triển khai trồng thay thế giống mới hoặc ghép giống mới, nhằm “trẻ hóa” vườn cây.

Tại huyện Đắk Mil, đến đầu tháng 7, địa phương đã hoàn thành việc cấp giống hơn 130.000 cây giống gồm cây ghép và cây cà phê con cho các hộ gia đình.

Trước đó, khi chưa bắt đầu mùa mưa, ngành nông nghiệp huyện cũng đã tổ chức các lớp tập huấn về quy trình, kỹ thuật tái canh cho bà con và cử cán bộ chuyên môn xuống từng địa bàn hướng dẫn, theo dõi việc tái canh của mỗi xã, thị trấn.

Theo UBND xã Đức Minh thì mùa mưa năm nay, bà con trên địa bàn đã nhận được trên 18.300 cây giống để trồng trên diện tích 18,3 ha. Hiện nay, nhiều người dân đã xuống giống, cây bén rễ, xanh trở lại và phát triển, chưa có biểu hiện nào của sâu bệnh. Để đẩy nhanh chương trình, xã vận động bà con triển khai việc tái canh theo từng phần.

Anh Cao Vương Tâm ở thôn Vinh Đức, xã Đức Minh cho biết: “Năm nay, tôi tiến hành tái canh gần 1 ha với 900 cây giống được cấp. Theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, tôi đã tiến hành các bước như cày xới, phơi đất để tiêu diệt bớt mầm bệnh, nhổ bỏ và tiêu hủy đúng cách những cây bị bệnh nhằm hạn chế các bệnh lây lan từ rễ cây”.

Ông Lê Văn Điệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện cho rằng: “Đắk Mil đã huy động được sự vào cuộc của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu mua, chế biến cà phê có tiếng của Việt Nam vào cuộc, giúp nông dân nâng tầm cho sản phẩm.

Cụ thể như năm nay, với hàng trăm ngàn cây giống nhưng tính ra nhà nông chỉ bỏ 50% chi phí, còn lại đều được Công ty Nétle hỗ trợ. Việc tái canh này sẽ làm tiền đề cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp và người dân trong cả quá trình chăm sóc, thu hái, bảo quản, chế biến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm sau này”.

Tương tự, tại Đắk Glong, UBND huyện đã giao cho Phòng Nông nghiệp - PTNT gieo ươm 120 kg hạt giống cà phê vối lai đa dòng TRS1, do Sở Nông nghiệp - PTNT cấp thông qua chương trình hỗ trợ cây giống cà phê tái canh của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam.

Hiện nay, huyện đã có 277 hộ dân, trong đó có 183 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã gồm Đắk Som, Quảng Khê, Đắk Ha, Đắk R’măng, Quảng Hòa đã được cấp 121.000 cây giống để tái canh 110 ha. Theo ông Nguyễn Hiền, Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện thì cây giống trước khi cấp phát cho dân được theo dõi, kiểm tra và đánh giá chất lượng của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

Theo đó, cà phê sau hơn 6 tháng xử lý hạt và gieo ươm cây có chiều cao đạt từ 25-30 cm, kích thước bầu 12 x 24 cm, có 5 cặp lá, rễ trắng đều, không bị tuyến trùng và các loại sâu bệnh hại.

Cà phê đưa ra khỏi vườn ươm đảm bảo tiêu chuẩn cây giống đã tạo niềm tin cho bà con nông dân, đồng thời là tiền đề giúp người dân tái canh có hiệu quả. Ở các địa phương còn lại như Krông Nô, Chư Jút, Đắk R’lấp, thị xã Gia Nghĩa, thời gian này, bà con cũng đã và đang tiến hành việc tái canh nhiều diện tích cà phê.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm nay, việc nhận hạt rồi ươm giống được các địa phương tiến hành sớm hơn so với mọi năm nên khi cấp giống cho bà con đều đảm bảo trồng đúng thời vụ.

Qua đánh giá sơ bộ, chất lượng cây giống cũng được nâng cao, cộng với việc ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương tích cực giúp nông dân tiến hành các bước về chuẩn bị đất đai, vật tư, kỹ thuật xuống giống, chăm sóc nên chắc chắn hiệu quả tái canh sẽ bền vững.


Related news

Ứng Dụng Kỹ Thuật Trong Chế Biến, Bảo Quản Nông Sản Ứng Dụng Kỹ Thuật Trong Chế Biến, Bảo Quản Nông Sản

Ngày 4/4, tại Vĩnh Long, hội thảo về “Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long” được Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long phối hợp với các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia ở Malaysia tổ chức.

Thursday. April 24th, 2014
Anh Sơn Phát Huy Lợi Thế Từ Cây Ngô Anh Sơn Phát Huy Lợi Thế Từ Cây Ngô

Anh Sơn là huyện có diện tích ngô lớn nhất tỉnh, với 3.200 ha được sản xuất 2 vụ chính trong năm và khoảng 1.000 ha ngô vụ 3, tổng sản lượng thu hoạch hàng năm hơn 30.500 tấn ngô hạt. Với tiềm năng này, ngô Anh Sơn không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho địa bàn nội huyện mà còn xuất bán ra các địa phương khác, đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân.

Thursday. April 24th, 2014
Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Toàn Diện Theo Hướng Hiện Đại Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Toàn Diện Theo Hướng Hiện Đại

Trong các nội dung của Nghị quyết 7, (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển sản xuất toàn diện theo hướng hiện đại là một vấn đề cốt yếu làm tiền đề để thực hiện chiến lược nông dân, nông thôn.

Thursday. April 24th, 2014
Xuống Biển Bắt Tôm Hùm Giống Xuống Biển Bắt Tôm Hùm Giống

Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, khi trời êm, biển lặng, tôm hùm giống tập trung nhiều ở các rạn đá, san hô, lại được giá, một số ngư dân làng biển thị trấn Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) lại sửa soạn đồ nghề chuẩn bị cho một mùa bắt tôm hùm giống…

Friday. April 25th, 2014
Nỗi Lo Từ Việc Thu Mua Con Banh Lông Nỗi Lo Từ Việc Thu Mua Con Banh Lông

Với chiêu bài mới, các thương lái Trung Quốc núp bóng các tiểu thương Việt để tìm mua con banh lông (một loại thuỷ sản dùng làm mồi câu cá rún) với giá cao ở các cửa biển Cà Mau, Kiên Giang. Nhiều vựa thu mua vì món lợi trước mắt mà “sập bẫy” chiêu bài này.

Friday. April 25th, 2014