Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.
Tại xã Phong Hải huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), nếu như mọi năm vào tháng 3 âm lịch là thời điểm người dân đã thả giống nuôi tôm thì giờ đây, những ao hồ khô nước bỏ trống, những máy móc, vật liệu phục vụ nuôi tôm trị giá hàng trăm triệu đồng phải che đậy và không hoạt động. Đợt dịch bệnh trong tháng vừa qua đã làm hàng chục nhóm hộ nuôi tôm phải gấp rút thu hoạch, xả hồ trước khi dịch lây lan.
Đến thời điểm này, toàn huyện Phong Điền đã nuôi 57,2 ha tôm thẻ chân trắng, tại xã Phong Hải có 61 nhóm hộ nuôi, tuy nhiên vào thời điểm giao mùa, nắng nóng mưa giông cộng với môi trường ô nhiễm, một số nơi trong xã tôm đã mắc bệnh như gan tụy, đốm trắng, đầu vàng...
Lo sợ dịch lây lan, người dân vùng dịch và một số vùng lân cận luôn trong tình trạng bất an, họ đành bỏ vụ và đóng cửa trại nuôi.
Ông Hoàng Trọng Xuyến, thôn Phú Hải, Phong Hải, Phong Điền cho biết: “Tình trạng dịch bệnh còn đang kéo dài chưa chấm dứt nên hiện nay hồ nuôi tôm cũng đang còn để trống. Chúng tôi yêu cầu chính quyền địa phương cũng như các cơ quan có trách nhiệm về nuôi trồng thủy sản giúp đỡ thêm những loại thuốc để xử lý vấn đề môi trường, vệ sinh để cho bà con an tâm nuôi trồng”.
Phó Chủ tịch xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu cho biết thêm: “Đến nay dịch bệnh của tôm xảy ra hết sức phức tạp, có 40 nhóm hộ đã nằm trong ổ dịch. Chính quyền địa phương cũng có nhiều giải pháp, nhưng nhóm hộ nuôi chủ yếu là tự phát nên vấn đề phục vụ cho công tác phòng chống dịch và dập dịch phải nói là hết sức khó khăn.
Ngoài ra, chất lượng tôm giống không đảm bảo và không qua kiểm dịch khiến cho tôm chết hàng loạt. Ở các xã ven biển, hầu hết các hộ nuôi tự phát nên việc đầu tư ao xử lý thải cũng không được đảm bảo dẫn đến ô nhiễm và dịch bệnh. Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã có công văn chỉ đạo dập dịch, xử lý ao tôm bệnh và hỗ trợ biện pháp hướng dẫn giúp bà con phòng bệnh trong vụ tới.
Với tình hình này, mùa vụ nuôi tôm từ tháng 3 cho đến tháng 6 này của bà con xã Phong Hải sẽ là một vụ mùa tay trắng. Một số bà con giờ đây chỉ có thể tận dụng thời gian này để xử lý kỹ ao nuôi, nạo vét và tu sửa ao hồ, chỉnh trang lại vật liệu nuôi trồng thủy sản chờ đợi sẽ được bù đắp vào vụ mùa sắp tới.
Related news

Ít người nghĩ rằng, giữa một phường sôi động nhiều nhà máy, xí nghiệp, khai thác chế biến các loại khoáng sản phẩm than, đá vôi, nước khoáng như Quang Hanh lại có một người dân làm giàu từ nuôi trồng thuỷ sản. Ông là Ngô Viết Cửu, bà con hay gọi là Cửu “cua”, bởi vì con cua đã giúp ông có được cơ ngơi như ngày hôm nay...

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, do đặc điểm nông nghiệp Việt Nam là khu vực rộng lớn, phân tán, SX bị tác động lớn và trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh và thị trường cộng với việc thông tin thống kê được thu thập qua nhiều cấp nên còn có sự chênh lệch khá lớn giữa báo cáo tiến độ SX với kết quả SX chính thức; chênh lệch giữa sản lượng SX với khối lượng XK và chênh lệch giữa số liệu trong nước với số liệu do các tổ chức quốc tế thẩm định…

Việt Nam tự hào vì có sản lượng cà phê, cao su xuất khẩu đứng trong tốp đầu của thế giới. Trong đó, Đồng Nai là một địa phương xuất khẩu lớn các mặt hàng này. Dù vậy, sau bao nhiêu năm tham gia thị trường, doanh nghiệp và nông dân vẫn không thể chủ động được giá bán.

Ở xã Viên An – huyện Trần Đề (Sóc Trăng), phong trào nuôi bò sữa đang phát triển rầm rộ. Từ năm 2002, xã đã phấn khởi tiếp nhận dự án nuôi bò lai sin từ ngành nông nghiệp, thì những năm gần đây việc nuôi bò sữa đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ.

Với thu nhập gần 1 tỉ đồng/năm từ 7ha xoài, ông Đinh Văn Phương (Sáu Phương), ở ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A là người rất thành công với mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc tại địa phương. Nhiều người đã gọi ông là “vua xoài” của xứ Bảy Ngàn.