Phòng Dịch Bệnh Cho Đàn Cá
Chi cục Thuỷ sản tỉnh Hải Dương vừa phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I) tổ chức thu mẫu nước tại khu nuôi thuỷ sản tập trung ở các xã Đoàn Kết (Thanh Miện), Tái Sơn, Minh Đức (Tứ Kỳ).
Kết quả quan trắc cho thấy, môi trường nước và vi khuẩn gây bệnh cho cá nằm trong giới hạn cho phép, các hộ nuôi trồng thuỷ sản chủ động trong công tác xử lý môi trường và phòng, trị bệnh cho cá. Theo nhận định của Chi cục Thủy sản tỉnh, trong các tháng 9, 10 và 11, dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các ao nuôi cá chuẩn bị cho thu hoạch, mật độ cá nuôi và sản lượng lớn. Các hộ nuôi thủy sản cần sử dụng chế phẩm sinh học, xử lý nước bằng hoá chất diệt trùng nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong nước ao nuôi, tăng cường thêm nước, thay nước mới.
Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi thay cho thức ăn tự chế, quản lý lượng thức ăn vừa đủ, không để dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước; không thải trực tiếp phân lợn tươi xuống ao. Dừng bón phân trước khi thu hoạch cá 1 tháng để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, tăng cường thay nước mới...
Related news
Ông Huỳnh Văn Lành, một chủ nuôi cá lồng bè cho biết, trong thời gian từ giữa tháng 6 trở lại đây, hiện tượng cá chẽm, cá bớp và tôm kẹt bỏ ăn, yếu dần và chết rải rác xuất hiện ở các bè nuôi thủy sản trên sông Chà Và. Hiện 500 lồng nuôi ở tiểu khu này đều có hiện tượng cá bỏ ăn, yếu và chết.
Ngay từ đầu vụ thả tôm, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến hiện tượng tôm suy dinh dưỡng, chậm lớn, dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, các địa phương đang tập trung nhanh cho việc thu hoạch tôm vụ 1 nhưng hầu hết các hộ nuôi đều cùng chung cảnh lao đao vì thất thu.
Chi cục Thủy sản Hậu Giang vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh và huyện Vị Thủy tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu nguyên nhân cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh thuộc địa bàn xã Vị Thủy; đồng thời tiến hành đo chỉ tiêu DO (oxy hòa tan) tại hiện trường và thu mẫu để phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước.
Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong kế hoạch phát triển chăn nuôi thuỷ sản huyện Đại Từ (Thái Nguyên) năm 2015. Theo đó, huyện sẽ thả 58.500 con cá giống (các loại: trắm, chép, trôi, mè) trên diện tích 15ha mặt nước của 3 hồ: Lưu Quang, xã Minh Tiến; Vai Cái, xã Văn Yên; Cầu Trà, xã Yên Lãng. Trong tháng 7 này, các đơn vị sẽ phối hợp để hoàn thành thả cá giống tại tất cả các hồ theo kế hoạch.
Với bờ biển dài gần 200km và có nguồn lợi thủy sản dồi dào, Bình Thuận hiện là một trong 3 ngư trường lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, các hoạt động khai thác, đánh bắt trái phép hải sản đang diễn ra phức tạp khiến vùng biển này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm môi trường, nguy hiểm đến tính mạng ngư dân.