Củ Đậu Đồng Kỳ

Cây củ đậu bén rễ ở xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế (Bắc Giang) chưa lâu nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với đồng đất.
Năm 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế phối hợp với UBND xã Đồng Kỳ xây dựng cánh đồng mẫu củ đậu, diện tích 21,3 ha tại thôn Ngò 1. Mỗi hộ tham gia được hỗ trợ hơn 100 nghìn đồng/sào và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Vụ đầu tiên, năng suất đạt 56 tấn/ha, giá tại ruộng bình quân 3 nghìn đồng/kg, một ha củ đậu người dân có thể thu lãi gần 100 triệu đồng/vụ. Nhờ mang lại hiệu quả kinh tế cao nên xã chủ trương mở rộng diện tích. Hiện xã Đồng Kỳ trồng hơn 70 ha củ đậu.
Củ đậu được trồng và thu hoạch hai vụ/năm. Vụ đầu được trồng từ tháng 2 đến tháng 3 thu hoạch vào tháng 6-7, vụ thứ hai trồng từ tháng 8 đến tháng 9, thu hoạch dịp cuối năm. Ông Nguyễn Đức Ly, thôn Ngò 1 cho biết: “Năm ngoái, gia đình tôi trồng một mẫu, thu khoảng 20 tấn củ đậu, lãi 50 triệu đồng”. Từ đầu năm đến nay, ông bán hơn 10 tấn củ đậu. Vụ đông này, gia đình ông ước thu hoạch khoảng 20 tấn. Củ đậu trồng ở Đồng Kỳ cho năng suất khá cao, củ to đều, nhẵn nhụi, vị ngọt mát.
Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.
Để củ đậu mang lại hiệu quả kinh tế cao và thuận tiện trong quá trình chăm sóc, thu hoạch nhất thiết phải có rơm hoặc rạ phủ lên luống, dày từ 3-4 cm. Bón phân đầy đủ từng giai đoạn cho cây: khi gieo hạt, bón phân hữu cơ ủ mục để tạo độ ẩm, sau khoảng 1 tháng, cây bắt đầu sinh trưởng, bón thúc để nuôi cây. Ruộng trồng củ đậu phải bảo đảm tưới tiêu nước hợp lý, chủ động phòng trừ nấm hại thì cây mới cho năng suất cao”.
Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Kỳ Nguyễn Hữu Khải cho biết: “Hiện củ đậu của xã Đồng Kỳ đã có mặt ở thị trường TP Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh… Thời gian tới, UBND xã chủ trương khuyến cáo người dân ổn định diện tích củ đậu. Đồng thời tính toán đến việc tìm đầu mối liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho người dân, tránh tình trạng sản xuất bấp bênh.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/135256/cu-dau-dong-ky.html
Related news

Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng trên vùng đất sản xuất kém hiệu quả, đang được người dân các địa phương trong tỉnh quan tâm áp dụng. Mới đây người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã thử nghiệm trồng giống táo dây xanh trên vùng đất khô hạn, bạc màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ.

Cam Lộ (Quảng Trị) là một huyện trung du, có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thủy văn và các vùng sinh thái khác nhau thích ứng cho quá trình đa dạng hóa nông nghiệp, trong đó lợi thế nhất là đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Thực tế trong những năm qua, với sự tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh, nông dân trong huyện đã khai thác được thế mạnh về đất đai và lao động đưa lại hiệu quả khá cao trong sản xuất cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi trâu bò đàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết thành phố vừa phê duyệt Dự án Trung tâm nghề cá ĐBSCL, với tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD.

Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.

Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.