Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tá hỏa phát hiện lúa giống không nảy mầm

Tá hỏa phát hiện lúa giống không nảy mầm
Publish date: Monday. November 23rd, 2015

100 hạt chỉ có 1-2 hạt nảy mầm

Sáng 17.11, phóng viên đã gặp ông Phạm Văn Kiên ở ấp Cây Cách.

Ông Kiên cho biết, đến nay đã có 23 hộ dân phản ánh lúa giống do Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Đông Xuân (Công ty Đông Xuân, trụ sở tại huyện Càng Long) cung cấp không nảy mầm.

Trong đó, một số hộ đi mua lúa giống từ các công ty khác để kịp xuống giống theo lịch thời vụ, một số hộ chờ phía Công ty Đông Xuân đổi lại lúa khác.

Ông Lý Văn Dũng bức xúc sau khi ngâm thử lúa giống.

Còn ông Lý Văn Dũng (ngụ cùng ấp Cây Cách) thì cho biết, ông mua 215kg lúa giống OM4900 của Công ty Đông Xuân thông qua ngành chức năng của xã và huyện.

Tuy nhiên, khi lấy lúa về nhà, ông mở bao ra thì phát hiện lúa có dấu hiệu không sạch, lẫn tạp chất.

“Nghĩ chất lượng lúa giống có vấn đề nên tôi lấy một ít ngâm thử nhưng nhận được kết quả quá xấu.

Nếu 100 hạt lúa thì chỉ có từ 1-2 hạt nảy mầm.

Tỷ lệ nảy mầm như thế này thì làm sao chúng tôi sạ cho được.

Theo lịch xuống giống của huyện là ngày 19.11 đã rút nước ra khỏi đồng, ngày 21.11 gieo sạ nên hôm nay phải đem giống đi ngâm.

Trước thực trạng này, sẽ không có lúa giống ngâm nếu chính quyền địa phương và công ty cung cấp giống không giải quyết kịp thời” – ông Dũng nói.

Chuẩn bị đất kỹ càng chờ đến ngày sạ nhưng ông Phan Văn Bảy ở ấp Cây Cách lại buồn rầu vì lúa giống không nảy mầm, có tỷ lệ nảy mầm không đạt.

Ông Bảy bức xúc: “Tôi mua 130kg lúa giống OM4900 để sạ trên 1,2ha, thế nhưng tỷ lệ nảy mầm sau khi tôi ngâm thử vài kg là cực kỳ thấp, 100 hạt lúa thì chỉ có từ 1-2 hạt nảy mầm.

Tôi rầu lắm, lịch sạ tới nơi mà lúa giống thì thế này.

Nếu không can thiệp kịp thời thì cánh đồng lớn sẽ không còn, người sạ trước, người sạ sau, người sử dụng giống này, người sử dụng giống khác, thời gian bơm nước, phun thuốc không ai giống ai”.

Không riêng gì 3 hộ dân trên, hàng chục hộ dân khác trên địa bàn ấp Cây Cách đều “không thể tưởng tượng” về lúa giống chất lượng cao của một doanh nghiệp được ngành chức năng địa phương giới thiệu.

“Chúng tôi đã đem những bọc ngâm thử lúa giống không nảy mầm, có ghi tên cụ thể từng hộ ở bọc để chứng minh với cơ quan chức năng” – ông Bảy cho hay.

Lý giải của đơn vị cung ứng giống

Ông Nguyễn Văn Hoà – Chủ tịch UBND xã Bình Phú xác nhận việc nhiều hộ dân phản ánh lúa giống ngâm thử không nảy mầm, và xã đang tìm cách tháo gỡ khó khăn của bà con nông dân.

“Chúng tôi sẽ có biện pháp giải quyết sớm, làm sao có lúa giống chất lượng để bà con gieo sạ kịp lịch thời vụ vì thời gian quá cận kề.

Chúng tôi đã làm việc với phía công ty cung cấp lúa giống, nếu được bà con trả lúa giống lại để lấy lúa giống khác của công ty để sạ, hoặc bà con lấy lúa giống từ nơi cung cấp khác và được trả lại tiền” – ông Hoà cho biết.

Ông Hoà cũng thông tin thêm, cán bộ xã đã lấy giống mà bà con phản ánh ngâm thử và đang chờ kết quả.

Đây là vụ đông xuân – vụ chính trong năm cho năng suất cao - nên bà con rất lo lắng về chất lượng lúa giống.

Cánh đồng lớn duy nhất của xã nằm ở ấp Cây Cách với tổng diện tích trên 200ha.

Có khoảng 180 hộ đã đăng ký mua khoảng 26 tấn lúa giống của Công ty Đông Xuân.

Mặc dù vụ việc ngâm thử lúa giống không lên mộng theo tỷ lệ như mong muốn xảy ra ở nhiều hộ dân, thế nhưng khi trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Á – Phó phòng NNPTNT huyện Càng Long cho biết chỉ mới nhận được thông tin có 1 hộ ở ấp Cây Cách báo mua phải lúa giống có nhiều lép, lúa lẫn.

“Vụ việc này, ngành chức năng của tỉnh đã đến hộ dân lấy mẫu về kiểm tra.

Tuy nhiên khi nào có kết quả thì huyện chưa nắm được” – ông Á nói.

Liên quan đến tình trạng trên, ông Nguyễn Văn Đông – Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Đông Xuân thừa nhận lúa giống do công ty cung cấp cho bà con ấp Cây Cách gieo sạ, trước thực trạng như người dân phản ánh, công ty có trách nhiệm xử lý sớm.

Trước mắt, công ty sẽ đổi lại số lượng lúa giống mà con phản ánh, còn hộ nào không chịu đổi thì sẽ được trả lại tiền.

Về nguyên nhân bà con ngâm lúa giống không nảy mầm thì ông Đông giải thích: “Hạt giống là cơ thể sống, có thể ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân dẫn đến không nảy mầm như khâu sấy lúa giống bên công ty không đạt, hoặc khâu sản xuất lúa giống có sử dụng chất kích thích sinh trưởng.

Cũng không thể loại bỏ khâu ngâm ủ giống của bà con có vấn đề về chất lượng nguồn nước, ngâm hạt lúa dưới nước không đủ 36 giờ, khi ủ không đảm bảo đủ nhiệt độ…

Theo ông Đông, thời gian này là ngày ngắn đêm dài, nhiệt độ thấp nên người dân phải ủ đậy bằng cao su và trước khi đem lúa giống ngâm phải đem phơi một nắng nhẹ.

Ông Nguyễn Văn Đông – Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Đông Xuân thừa nhận lúa giống do công ty cung cấp cho bà con ấp Cây Cách gieo sạ, trước thực trạng như người dân phản ánh, công ty có trách nhiệm xử lý sớm.

Trước mắt, công ty sẽ đổi lại số lượng lúa giống mà con phản ánh, còn hộ nào không chịu đổi thì sẽ được trả lại tiền.


Related news

Tìm giải pháp giúp con tôm phát triển bền vững Tìm giải pháp giúp con tôm phát triển bền vững

6 tháng đầu năm 2015, tình hình tôm nuôi nước lợ từ Bắc tới Nam khá ảm đạm, người nuôi khắp nơi treo ao. Xuất khẩu tôm cũng gặp khó khăn không kém. Tìm giải pháp giúp dân, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị… được nhiều đại biểu đặt ra tại Hội nghị phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bạc Liêu chiều 13-7.

Friday. July 17th, 2015
Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột

Cá Song Chuột hay còn gọi là cá mú chuột, là một loài cá biển có chất lượng thịt ngon, khi nuôi hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, thích ứng tốt với các điều kiện môi trường và có giá bán cao trên thị trường. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I là cơ sở duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất và cung ứng con giống cá Song Chuột.

Friday. July 17th, 2015
Qua vụ tôm xuân hè 2015 Qua vụ tôm xuân hè 2015

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

Friday. July 17th, 2015
Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015 Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

Friday. July 17th, 2015
Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

Friday. July 17th, 2015