Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi máu đàn bò bản địa bằng giống bò ngoại nhập

Đổi máu đàn bò bản địa bằng giống bò ngoại nhập
Publish date: Monday. November 23rd, 2015

Giờ đây người dân đang có thu nhập khá từ việc chăn nuôi giống bò ngoại nhập này.

“Bò tấn” sống khỏe trên đất cằn

Ngược lên Cẩm Sơn một xã nằm ở phía tây nam của huyện Cẩm Xuyên, vùng đất bạc màu ngày nào nay đã được phủ xanh bởi những cánh đồng cỏ bạt ngàn tít tắp của Mitraco Hà Tĩnh.

Dẫn chúng tôi thăm trang trại, ông Nguyễn Quốc Ái-Trưởng ban quản lý dự án bò chất lượng cao của Tổng Công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) cho biết: Đây là trang trại thứ 2 của Mitraco vừa nhập 500 bò nái ngoại từ Úc về hôm 10.8.2015, đàn bò này gồm các giống Brahman, Red Angus, Droughtmaster, trọng lượng lúc nhập về từ 800kg- 1 tấn/con.

Trước đó vào tháng 1.2015, Mitraco đã tiến hành nhập 500 con bò nái ngoại từ Úc về nuôi tại trang trại xã Kỳ Trinh (Kỳ Anh).

Đàn bò nhập thích ứng với điều kiện khí hậu tại Hà Tĩnh và phát triển rất tốt.

Đàn bò nhập ngoại của Mitraco phát triển tốt tại Hà Tĩnh.

Cũng theo ông Ái: “Đến nay trong tổng số 1.000 con bò nái nhập về nuôi tại hai trang trại của Mitraco đã có 90 con nái sinh sản được 90 con bê.

Đàn bê lai có trọng lượng sơ sinh bình quân từ 28-32kg, thậm chí có con sinh ra có trọng lượng lên đến 35kg.

Đàn bê phát triển tốt thể hiện rõ các đặc tính ưu việt của giống bò thịt chất lượng cao”.

Ông Dương Tất Thắng-Tổng Giám đốc Mitraco Hà Tĩnh cho hay: “Sau khi nhập 1.000 con bò nái nền từ Úc, công ty đã tiến hành phối tinh đạt 80%.

Dự kiến cuối năm 2015 dự án sẽ đạt 4.000 con; đến hết năm 2016 đạt 8.000 con và năm 2020 sẽ có 20.000 con.

Sau 3-5 năm, nguồn bò giống từ các trại bò nái sinh sản của Mitraco chính là nguồn cung cấp bò nái chất lượng cao cho bà con nông dân nhằm cải tạo đàn bò địa phương”.

Cũng theo ông Thắng: Mục tiêu dự án chăn nuôi bò chất lượng cao của Mitraco không phải tập trung sản xuất chăn nuôi bò thịt để bán mà nhân giống và chuyển giao, liên kết với bà con nông dân chăn nuôi, nên ngoài giá trị kinh tế dự án này mang tính xã hội cao.

Chương trình liên kết chăn nuôi nái sinh sản, dùng tinh bò thịt chất lượng cao để phối giống với đàn bò nái địa phương được thực hiện gần 1 năm nay.

Và đến nay, chương trình cải tạo đàn bò đã tiến hành phối giống được trên 5.000 con, “phủ sóng” tất cả 13 huyện thị thành phố ở Hà Tĩnh.

Kết quả đến nay đã có 150 con bê lai ra đời. Dự án này mở ra hướng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Liên kết trồng cỏ, ngô...

Ông Nguyễn Hữu Đàm ở xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên, cho biết: “Đầu năm 2015, gia đình tôi liên kết với Công ty Mitraco Hà Tĩnh sản xuất 3 sào cỏ voi làm thức ăn cho bò.

Cỏ voi dễ trồng chi phí đầu tư thấp, nhưng mỗi năm cho thu hoạch 6 đến 7 lứa, bình quân mỗi lứa 2-3 tấn/sào.

Thời điểm này giá cỏ voi từ 1,3-1,5 triệu đồng/tấn, vì vậy 1 sào tính ra thu về hơn 9 triệu đồng/năm.

Riêng 3 sào cỏ voi của gia đình tôi cho thu nhập không dưới 27 triệu đồng/năm”.

Hiện nay, huyện Cẩm Xuyên đã phối hợp Mitraco triển khai liên kết chăn nuôi bò và trồng nguyên liệu thức ăn gia súc giữa doanh nghiệp với nông dân ở các xã Cẩm Lạc, Cẩm Quan, Cẩm Mỹ, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn.

Cùng với nông dân Cẩm Xuyên, hiện nay Mitraco Hà Tĩnh đã ký hợp đồng liên kết trồng cỏ, ngô, cao lương… với bà con nông dân trên địa bàn các xã Kỳ Trinh, Kỳ Sơn, Kỳ Long (thị xã Kỳ Anh)...

Tổng diện tích liên kết ở 2 huyện lên đến hơn 100ha.

Kết hợp với cánh đồng cỏ của Mitraco đây sẽ là vùng nguyên liệu ổn định nhằm phát triển đàn bò cũng như nâng cao kinh tế cho bà con nông dân.

Không chỉ ở Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh, các địa phương khác của Hà Tĩnh cũng đang nhân rộng mô hình trồng cỏ nuôi bò tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Anh Nguyễn Hữu Anh- Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Hạ, TP.Hà Tĩnh cho biết: Thông qua Hội Nông dân tỉnh, Hội chúng tôi đứng ra lập tổ hợp tác trồng cỏ nuôi bò cho 10 hộ ở thôn Liên Hà.

Đây là vùng đất nhiễm phèn bỏ hoang nhiều năm, nay được chuyển sang trồng cỏ VA06 và chăn nuôi bò liên kết với Mitraco.

Công ty cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu đầu ra theo giá thị trường.

Mô hình liên kết hiệu quả

Bà Nguyễn Thị Nhuần-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Sau khi nhập bò về, Mitraco Hà Tĩnh đã triển khai và ký hợp đồng liên kết với bà con nông dân ở nhiều địa phương để trồng cỏ, ngô, cao lương làm thức ăn cung cấp cho đàn bò.

Nhờ có chương trình liên kết này, bà con nông dân có quỹ đất canh tác đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, đầu tư vào sản xuất nguyên liệu thức ăn cho đàn bò.

Đây là mô hình hiệu quả giúp bà con chuyển đổi những vùng đất canh tác kém hiệu quả thành vùng nguyên liệu, mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân.


Related news

Việt Nam Có Thể Soán Ngôi Thái Lan Về Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Có Thể Soán Ngôi Thái Lan Về Xuất Khẩu Gạo

Thái Lan và Việt Nam hiện chiếm khoảng một nửa trong tổng số 35 triệu tấn gạo được buôn bán trên thế giới trong năm 2011, nhưng nhìn chung xuất khẩu gạo của hai nước này có phần giảm sút do Ấn Độ đang nắm giữ một thị phần ngày một ngày lớn trên thị trường gạo thế giới.

Saturday. February 25th, 2012
Nghệ An: Vụ Cà Phê Thắng Lợi Kép Nghệ An: Vụ Cà Phê Thắng Lợi Kép

Dịp niên vụ cà phê 2011-2012 vừa kết thúc, chúng tôi tới thăm một số nông trường thuộc Cty TNHH MTV Cà phê Cao su Nghệ An. Vui, vì đi tới đâu cũng thấy nông trường viên hồ hởi, bởi đây là vụ cà phê được mùa, được giá nhất từ trước tới nay.

Tuesday. April 24th, 2012
Có Vốn, Có Thêm Trâu Bò Có Vốn, Có Thêm Trâu Bò

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Hòa Bình đang thực hiện Dự án Chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Từ nguồn vốn của quỹ, nhiều hộ dân đã gia tăng được đàn trâu, bò.

Sunday. May 27th, 2012
Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Nấm Ở Ninh Bình Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Nấm Ở Ninh Bình

Những năm qua, nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Bình phát triển khá mạnh, nhất là ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan. Nhờ trồng nấm nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu.

Saturday. May 12th, 2012
Cứu Ngành Sản Xuất Cá Tra, Ba Sa Cứu Ngành Sản Xuất Cá Tra, Ba Sa

Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính cần hỗ trợ khoảng 10.000 tỷ đồng để thu mua hết cá tra nguyên liệu của nông dân, trong đó 5.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có nhà máy chế biến nhằm đảm bảo việc làm cho công nhân và cứu người nuôi cá.

Thursday. May 17th, 2012