Cần thể hiện rõ vai trò của người đứng đầu

Tuy nhiên, ở góc độ tham mưu, cơ quan tham mưu thì người đứng đầu Hội ND cũng phải thể hiện rõ vai trò này.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện KL61 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội NDVN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp NDVN, giai đoạn 2010-2020” diễn ra tháng 7 vừa qua đã chỉ rõ 5 bài học kinh nghiệm.
Một trong 5 bài học đó chính là về vai trò người đứng đầu.
Còn lúng túng thực hiện kết luận 61
Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường (giữa) và đoàn công tác T.Ư Hội NDVN đi kiểm tra việc thực hiện KL 61 tại tỉnh Hà Tĩnh.
Ngay khi Ban Bí thư ban hành KL61, ở cấp T.Ư, Ban chỉ đạo thuộc Ban Bí thư đã nhanh chóng tiến hành các bước, xây dựng kế hoạch, lộ trình, cách thức thực hiện cụ thể. Phải thừa nhận, thời gian đầu, nhiều tỉnh, thành rất lúng túng trong việc tổ chức thực hiện KL61.
Lúng túng vì có nhiều nội dung mới lần đầu tiên Hội ND được giao thực hiện với những bước tiến hành bài bản, cụ thể. Một điều dễ nhận thấy qua hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện KL61, đó là địa phương nào làm tốt thì báo cáo thể hiện rất rõ vai trò của cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ động tham mưu, phối hợp của Hội ND và đưa ra được những kết quả cụ thể, khả quan.
Còn các địa phương làm chưa tốt, báo cáo thường sơ sài, ít có con số cụ thể, trực tiếp liên quan đến các nội dung của KL61 và QĐ 673.
Người đứng đầu tổ chức Hội ND phải thể hiện được vai trò người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác tham mưu.
Tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền thì phải gặp gỡ, bày tỏ ý kiến, đặt lịch làm việc…
Qua công tác kiểm tra, đôn đốc, một thành viên của Ban chỉ đạo T.Ư về thực hiện KL61 thừa nhận một thực tế: Có lãnh đạo chủ chốt của Hội ND tỉnh sợ gặp Bí thư Tỉnh ủy như “sợ cọp”. Đã “sợ” như thế thì khó có thể gặp, trình bày, tham mưu, thuyết phục để ra kết quả được…
Không làm là có lỗi với hội viên
"Không có cấp ủy nào từ chối nếu mình tham mưu tốt, bởi tham mưu đó phục vụ cho công việc của cấp ủy, chính quyền, tham gia vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương...”.
Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường
Đó là lời chia sẻ chân thành của bà Hà Thị Khiết - Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư tại hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện KL61. Với cấp ủy, chính quyền các cấp, bà Hà Thị Khiết chỉ rõ, việc thực hiện KL61 không phải làm cho Hội ND mà là làm cho người nông dân.
Bên cạnh đó, bà cũng yêu cầu, các cấp Hội ND, nhất là lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu phải mạnh dạn, chủ động tham mưu, đề xuất chứ cấp ủy, chính quyền có rất nhiều việc.
Tại nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo hoặc tiếp xúc với tập thể Hội ND tỉnh, huyện, xã, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường - Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về Đề án 61 nhiều lần nhấn mạnh:
Quan trọng là người đứng đầu, tức là Chủ tịch Hội ND tỉnh, huyện, xã. Chủ tịch Hội ND tỉnh phải chuyển được tinh thần công tác chủ động, tham mưu cho cấp dưới, trong đó có cấp xã để làm sao Chủ tịch Hội ND xã mạnh dạn, tự tin đặt lịch làm việc với Bí thư Đảng ủy. Làm được như thế, dưới con mắt lãnh đạo tỉnh, huyện, chủ tịch Hội ND đồng cấp sẽ khác.
Cấp ủy, chính quyền không thể nghĩ ra công việc cho Hội ND mà Hội phải nghĩ ra mà tham mưu.
Related news

Hiện giá trứng gà bán tại các trại ở Đồng Nai khoảng 2.100 - 2.200 đồng/trứng, tăng khoảng 400 đồng/trứng so với cách đây hơn 1 tuần. Giá trứng gà đột ngột tăng cao là do đầu ra hút hàng. Theo một số chủ trang trại nuôi gà đẻ trứng ở các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom, gần 1 tháng nay thời tiết nắng nóng, thi thoảng có mưa lớn khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột làm sản lượng trứng gà tại các trại giảm 20 - 30%.

Theo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đồng Nai, tính đến ngày 5-7, toàn tỉnh Đồng Nai có đến 750ha bắp (ngô) vụ hè thu trồng giống bắp NK67 sinh trưởng kém. Tỷ lệ thiệt hại từ 20 – 60% năng suất.

Phát triển thủy sản đang trở thành ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với quá trình phát triển quy mô, hình thức quản lý cũng là vấn đề đáng quan tâm, trong đó mô hình HTX chuyên canh thủy sản đã manh nha, phát triển, đang có cơ hội mở rộng. Mô hình này phù hợp với xu thế sản xuất quy mô lớn, an toàn, bền vững.

Qua 3 năm nghêu chết hàng loạt trên diện rộng gây thiệt hại nặng cho người nuôi nghêu vùng biển Gò Công (Tiền Giang), đến nay việc lựa chọn mùa vụ nuôi nghêu được xem là giải pháp tối ưu nhất để tránh thiệt hại trong điều kiện tác nhân chính gây chết nghêu vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhu cầu nghêu giống cỡ lớn để đáp ứng mùa vụ thả nuôi lại là vấn đề chưa có lời giải cho vùng nuôi nghêu tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận.

Trong buổi làm việc với ông Nguyễn Đình Cậy - Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Tủa Chùa - chúng tôi cảm nhận được một luồng gió mới đầy hứng khởi đang thổi vào miền đất gian khó bản Sín Sủ 2, xã Xá Nhè.