Bí quyết làm giàu của tỷ phú trang trại đa canh

Nuôi lợn siêu nạc là một trong những nguồn thu lớn trong trang trại đa canh của ông Nguyễn Đình Lâm.
Rót nước mời khách, ông Lâm bảo:
“Căn biệt thự này gia đình tôi mới xây hơn 2 tỷ đồng từ vốn làm ăn của vợ chồng tích góp trong nhiều năm qua đấy”. Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, ông Lâm kể: Năm 1990, ông lập gia đình, do hai bên nội ngoại đều nghèo nên vợ chồng ông chỉ có mảnh vườn tạp cằn cỗi. Hai vợ chồng trồng chè, khoai, sắn và chăn nuôi quần quật mà mãi không đủ ăn.
Đúng lúc đó, vào năm 2000, Công ty C.P của Thái Lan về tỉnh xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi và mở rộng trang trại vệ tinh trong huyện. Công ty có cho cán bộ đến tận gia đình đặt vấn đề, muốn đầu tư cho ông chăn nuôi gia công.
Sau nhiều ngày bàn bạc, vợ chồng ông quyết định nhận lời. “Ngay sau đó, tôi phải chạy vạy, xoay xở khắp nơi vay vốn xây chuồng trại hơn 400m2 để nuôi 3.000 con gà” – ông Lâm kể.
Qua 2 đận thất bát do chuồng trại chưa đảm bảo kỹ thuật và ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, ông Lâm đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm và hăng hái học hỏi, bổ túc kỹ năng tay nghề. Nhiều năm sau vợ chồng ông chăn nuôi liên tục có lãi.
Hiện, trung bình mỗi năm trang trại của ông Lâm giao sản lượng trên 100 tấn gà công nghiệp cho công ty, nhận được thù lao trên 300 triệu đồng.
Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, ông Lâm có thêm vốn đầu tư vào chăn nuôi gần 10 bò đẻ, 200 lợn siêu nạc, và nuôi cá. Lãi ròng mỗi năm ông Lâm thu được từ trang trại đa canh đạt hơn 1 tỷ đồng. Ông Lâm cho biết, hiện ông còn đang giữ chức Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chăn nuôi thôn 3/2B với 45 thành viên là các chủ trang trại chăn nuôi, trồng trọt tại thôn.
Related news

Những ngày qua ở Hà Nội, thời tiết nắng nóng kéo dài đan xen những trận mưa khiến cho việc sản xuất rau của người dân các vùng rau ngoại thành gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, giá rau lên xuống thất thường và giảm mạnh so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái nên thu nhập của người trồng rau giảm rõ rệt.

Anh Đặng Văn Cẩn trú tại xóm 2, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, sau một lần tình cờ xem một chương trình nông nghiệp giới thiệu về mô hình nuôi bồ câu trên đài truyền hình, nhận thấy đây là một mô hình mới mẻ, có nhiều triển vọng và có thể làm giàu, nên anh đã quyết định tiến hành nuôi thử nghiệm 10 cặp chim bồ câu đầu tiên.

27 tuổi là ông vua của một trang trại trồng nấm ở huyện Tân Yên, thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Đó là anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Quang Châu, xã Ngọc Châu là một người như thế.

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.