Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Thừa Thiên - Huế Khó Tiếp Cận Vốn Phát Triển Thủy Sản

Ngư Dân Thừa Thiên - Huế Khó Tiếp Cận Vốn Phát Triển Thủy Sản
Publish date: Friday. October 24th, 2014

Phần lớn ngư dân tại địa phương đều chưa biết các tiếp cận nguồn vốn vay như thế nào.

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ngư dân kỳ vọng có thêm điều kiện để đầu tư đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển dài ngày hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay hầu hết ngư dân vẫn còn băn khoăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này.

Hơn 30 năm gắn bó với nghề biển, ông Ngô Đức Tâm, ngư dân ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, để bám ngư trường dài ngày và đánh bắt hiệu quả thì phải đầu tư đóng tàu công suất lớn. Hai năm trước, ông Tâm đã mạnh dạn vay vốn nâng cấp công suất tàu cá lên trên 200 CV. Bây giờ ông Ngô Đức Tâm rất vui khi chủ trương mới đã tạo điều kiện cho bà con vươn khơi xa.

“Hiện nay tàu thuyền của bà con ngư dân đã có sẵn, nguyện vọng của ngư dân ở đây muốn vay vốn để sửa chữa lại tàu cho vững chắc hơn hoặc là mua máy tàu có công suất lớn hơn, mạnh hơn để ra khơi”, ông Tâm cho biết.

Theo kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên - Huế được phân bổ đóng mới 45 tàu cá và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, công suất từ 400 CV trở lên. Nhưng, hiện nay người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Ông Lê Giáp, ngư dân ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, hầu hết ngư dân đều muốn nắm bắt cơ hội này để đóng mới, cải hoán tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, nhưng hiện nay ngư dân đều không biết tiếp cận nguồn vốn vay như thế nào.

“Ngư dân mong muốn Chi cục thủy sản cho ngư dân biết rõ hơn về quy trình, thủ tục hoàn thiện hồ sơ để đăng ký vay vốn. Hiện nay ngư dân không biết vay vốn ở chỗ nào, cơ quan nào cấp phát hồ sơ…”, ông Giáp cho hay.

Đến thời điểm này, đã có 92 hộ ngư dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đăng ký đóng mới và nâng cấp cải hoán tàu có công suất từ 400 CV trở lên. Thế nhưng, tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn chưa có danh sách chính thức các hộ được xét duyệt vay vốn. Ngoài ra, điều kiện và quy định trong việc thẩm định cho vay của các ngân hàng thương mại khiến nhiều ngư dân không mặn mà.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, khi nghe thông tin có chính sách hỗ trợ, ngư dân đều háo hức trước cơ hội phát triển. Tuy nhiên, Sở có trách nhiệm lực chọn được đối tượng có năng lực để đóng mới, cải hoán phù hợp với khả năng tài chính, khả năng, kinh nghiệm sản xuất có đáp ứng nhu cầu hay không.

Nhằm tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tiếp cận nguồn vốn từ Nghị định 67 của Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cùng chính quyền các địa phương giúp đỡ người dân dễ dàng vốn vay, tránh trình trạng thiếu thống nhất giữa các địa phương và ngân hàng.

Ông Lê Trường Lưu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, hiện nay tỉnh đã chỉ đạo làm thế nào để người dân khi tiếp cận các nguồn vốn vay chỉ cần một bộ hồ sơ thủ tục, tránh trình trạng Hội đồng thẩm định của xã của huyện làm rồi chuyển qua ngân hàng thì chưa thống nhất.

“Chúng tôi đã chỉ đạo các ngân hàng cùng tham gia với Hội đồng thẩm định của xã, của huyện ngay từ khâu ban đầu, để khi UBND tỉnh ký danh mục cho các hộ dân tham gia thì ngân hàng đảm bảo giải ngân được ngay”, ông Lưu khẳng định.


Related news

Sử Dụng Giống Lúa Ở ĐBSCL: Nhiều Bất Ổn Sử Dụng Giống Lúa Ở ĐBSCL: Nhiều Bất Ổn

Bất ổn trước hết là ở chỗ nhiều giống lúa có sự gia tăng đột biến về diện tích ở nhiều địa phương. Các giống IR50404, OM576 chiếm tỷ lệ rất cao tại nhiều tỉnh như: Đồng Tháp 43,6%, Trà Vinh: 40%, Tiền Giang: 31%, Vĩnh Long: 30 %, An Giang: 27%, Hậu Giang 20%. Giống lúa thơm Jasmine 85 cũng chiếm đến 40 % tại Cần Thơ, khoảng 20 % tại Tiền Giang...

Saturday. July 14th, 2012
Việt Nam Cần Có Logo Cho Sản Phẩm VietGAP Việt Nam Cần Có Logo Cho Sản Phẩm VietGAP

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp thì nhu cầu sản phẩm rau quả sạch, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên hiện người sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn này đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Bởi các sản phẩm VietGAP chưa có nhãn hiệu (logo) khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

Tuesday. May 15th, 2012
Giá Thực Phẩm Sau Tết: Khoảng Lặng Trước Khi Có Bão? Giá Thực Phẩm Sau Tết: Khoảng Lặng Trước Khi Có Bão?

Sau Tết, sức mua giảm hẳn do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giá thực phẩm tươi sống có giá vì thế mà giảm nhanh và khá ổn định.

Thursday. February 23rd, 2012
Chuyện Về Chiếc Máy Trồng Mía 2 Hàng Đầu Tiên Tại Việt Nam Chuyện Về Chiếc Máy Trồng Mía 2 Hàng Đầu Tiên Tại Việt Nam

Nhìn chiếc máy trồng mía 2 hàng đang chạy đều tại đám đất bên cạnh, lão nông Võ Văn Hùng (43 tuổi) ở Phổ Phong không khỏi vui sướng: Chẳng bao lâu nữa thì không chỉ người trồng mía ở Đức Phổ, mà các vùng khác trong tỉnh sẽ quên đi nỗi ám ảnh về chuyện tìm không ra nhân công mỗi khi bước vào vụ mới.

Saturday. July 14th, 2012
Giá Cá Tra Nguyên Liệu Có Nguy Cơ Tiếp Tục Giảm Giá Giá Cá Tra Nguyên Liệu Có Nguy Cơ Tiếp Tục Giảm Giá

Theo hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thuỷ sản các tỉnh ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu đang ở mức trên dưới 23.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với cách nay hai tuần. Với mức giá này, theo tính toán, người nuôi cá tra vẫn bị lỗ khoảng 1.000 đồng/kg.

Thursday. May 31st, 2012