Tập Huấn TOT Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Từ ngày 6/8-10/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Trà Vinh đã tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng”. Có 30 học viên là cán bộ khuyến nông khuyến ngư cấp tỉnh, huyện và nông dân nuôi tôm ở 02 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải tham gia lớp tập huấn.
Sau 5 ngày tập huấn, học viên được trang bị kiến thức về kỹ thuật cải tạo ao, xử lý nước; tiêu chuẩn chọn giống, phương pháp thả giống, kỹ thuật chăm sóc tôm nuôi; quản lý thức ăn, phòng trị bệnh, thu hoạch, bảo quản,…
Dựa vào những kinh nghiệm được tổng hợp, đúc kết trong quá trình chỉ đạo hướng dẫn nông dân triển khai các mô hình trình diễn, tư vấn trực tiếp cho các hộ nuôi, giảng viên đã bổ sung những nội dung đó vào bài giảng lý thuyết, tạo nên bài học sinh động dễ hiểu, thu hút được sự chú ý của học viên.
Các học viên cũng được thực hành các mẫu vật thực tế và thảo luận nhóm; được giảng viên giải đáp các vướng mắc thường gặp trong quá trình nuôi tôm tại địa phương.
Ngoài ra, lớp học còn tổ chức cho các học viên đi thăm quan thực tế mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả trên địa bàn huyện trong tỉnh.
Qua khóa tập huấn, học viên đã được bổ sung những kiến thức kỹ thuật mới trong nuôi tôm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, giúp thực hiện tốt nhiệm vụ, tư vấn bà con nông dân phát triển sản xuất, góp phần tăng năng suất chất lượng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Related news
Những ngày đầu tháng 1 đến nay, bà con ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn(Thừa Thiên Huế) trúng đậm mùa ruốc. Sau mỗi ngày ra khơi, trung bình mỗi tàu khai thác trên 3 tạ ruốc.
Đối với người nuôi thủy sản tỉnh, thành công của mô hình nuôi cá chình do Công ty TNHH Hưng Biển thực hiện từ tháng 7-2011 đến tháng 11-2012 trên vùng cát Bảo Ninh đã giúp họ có cái nhìn mới đối với việc đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi, trong đó có việc tìm đến những đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Ông Võ Văn Hưng, 61 tuổi (tổ 28, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có thâm niên 23 năm nuôi cá lóc. Năm nay mô hình nuôi cá lóc trong lưới của ông cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Về thôn Khả Lý Thượng, xã Quảng Minh, huyện Việt Yên (Bắc Giang), hỏi thăm đến nhà ông “vua gấc” Trần Sĩ Quảng, bà con trong thôn từ già đến trẻ nhỏ ai nấy đều cho biết, ông Quảng là một nông dân cần cù, chịu khó, làm giàu và nổi danh từ nghề trồng cây gấc.
Chính sách đầu tư hạ tầng ngày càng hoàn thiện để người dân Trần Đề (Sóc Trăng) tiếp tục khai thác lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển thành công hơn.