Ngư Dân Quảng Ngãi Tiếp Tục Trúng Đậm Cá Ngừ, Ruốc Và Cá Cơm
Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.
Mỗi tàu sau 1 chuyến ra khơi ngắn ngày (1 đến 5 ngày) đạt từ 1 - 3 tấn/tàu. Tàu QNg 55538 của ông Nguyễn Xuân Hòa đánh một mẻ lưới thu được hơn 3 tấn cá ngừ, bán được 148 triệu đồng. Tàu QNg 90190 TS của ngư dân Nguyễn Thanh Thọ, cũng chỉ một mẻ lưới thu gần 1,5 tấn cá, bán được 70 triệu đồng. Đặc biệt, ngư dân ở thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp được mùa cá ngừ với sản lượng mỗi tàu từ 2 đến 4 tấn.
Cá ngừ được ngư dân tập kết về cảng Sa Cần ở xã Bình Thạnh để bán lại cho các thương lái. Hiện giá cá ngừ dao động từ 45.000 - 50.000 đồng/kg nên nhiều chủ tàu có thu nhập cao từ 150 triệu đồng đến gần 200 triệu đồng/chuyến.
Trong khi đó, nhiều tàu cá của ngư dân xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ đánh bắt gần bờ trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ một buổi đánh bắt, mỗi tàu thu được từ 1 - 1,5 tấn ruốc với giá từ 25.000 - 35.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được từ 8,5 - 18,5 triệu đồng, ngư dân đi bạn được chia từ 1,4 - 3,5 triệu đồng.
Related news
Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.
Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.
Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.
Ông Mậu vui vẻ cho hay: Cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng thanh long ruột đỏ thật tình cờ. Cách đây 4 năm, số là một lần xem chương trình “Đấu trường 100, khi MC Thái Tuấn đưa câu hỏi “Thanh long ruột đỏ được trồng đầu tiên ở Việt Nam là ở địa phương nào?”.
Mủ cao su 2 năm trở lại đây liên tục giảm. Người trồng cao su lại đua nhau chặt bỏ vườn cây được mệnh danh là “vàng trắng” để chuyển sang những cây trồng khác, như mì, mía.