Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Mùa Lạnh

Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Mùa Lạnh
Publish date: Monday. December 16th, 2013

Nguy cơ tái phát cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ nay đến cuối năm là khá cao, việc tăng cường ý thức phòng chống dịch cho người chăn nuôi, hộ sản xuất kinh doanh ấp nở trúng gia cầm là yếu tố quan trọng

Hiện nay thời tiết đang chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi để dịch cúm gia cầm bùng phát. Đây là dịch bệnh nguy hiểm không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn làm chết người nếu nhiễm bệnh.

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã xảy ra 04 ổ dịch cúm gia cầm ở hai huyện Long Phú và Trần Đề tại bốn hộ với tổng đàn 2.520 con. Dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp không lường trước được, nhất là từ nay đến Tết thì số hộ nuôi gia cầm sẽ nhiều hơn do: giá thịt gia cầm trên thị trường tăng vào dịp tết nguyên đán. Ngoài đồng, lúa đông xuân 2013-2014 bước vào thu hoạch, lượng vịt chạy đồng về Sóc Trăng tìm nguồn thức ăn tăng nhanh, việc kiểm soát tổng đàn ở các địa phương sẽ gặp khó khăn hơn.

Chăn nuôi tăng thì nhu cầu con giống cũng tăng theo nên dẫn đến thương lái sẽ bán giống trôi nổi không rõ nguồn gốc… Mặt khác, giá gia cầm tăng cao, nhiều hộ nuôi muốn tăng đàn để kiếm lời, một số bà con trước đây chưa từng nuôi gia cầm, nay cũng mua về nuôi ngay cả khi chưa có hoặc chưa chuẩn bị sẵn chuồng trại để nuôi, nhốt.

Tình hình chăn nuôi như vậy tiềm tàng nguy cơ thất bại do sự đe dọa của dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm. Theo các nhà khoa học, sự tăng đàn đột ngột làm mật độ nuôi quá cao hoặc điều kiện chuồng nuôi không đảm bảo đều làm suy giảm sức khỏe của gia cầm, dịch bệnh dễ phát sinh.

Hiện nay thời tiết lạnh, khô hanh kéo dài, sức đề kháng của gia cầm suy yếu, dễ phát sinh dịch bệnh, nguy hiểm nhất là cúm gia cầm. Thực tế ở Sóc Trăng cho thấy hàng năm bệnh cúm gia cầm thường xảy ra trong mùa lạnh. Vì vậy việc quản lý tốt đàn gia cầm, ngăn chặn cúm gia cầm tái phát đang được ngành chức năng quan tâm.

Thành phố Sóc Trăng là trung tâm tiêu thụ giá cầm lớn của tỉnh, do đó việc vận chuyển, giết mổ mua bán gia cầm diễn ra thường xuyên và tăng dần vào thời điểm cuối năm. Hiện tại các hoạt động kiểm soát liên ngành đang được triển khai trên địa bàn, nhằm ngăn chặn xử lý những hộ mua bán kinh doanh, giết mổ gia cầm không theo quy định.

Nguy cơ tái phát cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh từ nay đến cuối năm là khá cao, việc tăng cường ý thức phòng chống dịch cho người chăn nuôi, hộ sản xuất kinh doanh ấp nở trúng gia cầm là yếu tố quan trọng ngăn chặn dịch cúm vì đây là bệnh rất dễ lây lan thành dịch, có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người. Do đó mọi người cần chủ động phối hợp tốt với ngành chức năng và địa phương trong công tác phòng chống.

Hiện nay nhiều địa phương đang giúp người chăn nuôi hướng đến mô hình nuôi gia cầm an toàn sinh học. Đó là biện pháp để ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa động vật và mầm bệnh. An toàn sinh học có thể không cần nhiều chi phí, chủ yếu là những thói quen tốt diễn ra hàng ngày ở trại chăn nuôi. Phương pháp này có thể áp dụng được cho cả chăn nuôi qui mô lớn và nhỏ. Rất dễ thực hiện và không tốn kém. Thạc sĩ Nguyễn Văn Quang Phó phòng dịch tễ - chi cục thú y Sóc Trăng co những lưu ý:

Khi mua gia cầm giống về nuôi:

- Mua gia cầm từ những cơ sở giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng.

- Chọn những gia cầm khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

- Giống gia cầm đã được tiêm phòng các loại vaccin

- Đảm bảo điều kiện chuồng nuôi và môi trường nuôi được vệ sinh trước khi nuôi, trong thời gian nuôi, sau mỗi đợt nuôi

Biện pháp cách ly để hạn chế lây lan bệnh:

- Hạn chế người ra vào nơi nuôi gia cầm

- Cần có biện pháp ngăn ngừa không cho gia cầm tiếp xúc với các động vật khác

- Thường xuyên loại thải những gia cầm gầy yếu ra khỏi đàn

Tiêm ngừa Vaccin:

+ Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt đối với vịt, nhỏ mắt vacxin Lasota (bệnh Newcastle) đối với gà lần đầu lúc 7 ngày tuổi, lần 2 lúc 21 ngày tuổi.

+ Tiêm phòng vacxin bệnh cúm gia cầm (H5N1) cho cả gà và vịt lần đầu lúc 15 ngày tuổi, lần 2 lúc 45 ngày tuổi.

Theo khuyến cáo của ngành chức năng, với bệnh cúm gia cầm thì hầu như không có lúc nào mức độ rủi ro của bệnh bằng không và tình hình dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn tiềm ẩn bùng phát khi có cơ hội. Chính vì vậy bà con chăn nuôi hãy nghĩ rằng bất cứ lúc nào cúm gia cầm cũng có thể xảy ra và cần chủ động áp dụng tốt các biện pháp phòng chống để bảo vệ vật nuôi.


Related news

Rong Sụn Được Mùa, Trúng Giá Rong Sụn Được Mùa, Trúng Giá

Thời điểm này, nông dân huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch rong sụn. Niềm vui hiện rõ trên từng khuôn mặt khi sản phẩm được mùa, trúng giá.

Wednesday. March 26th, 2014
Hơn 700 Ha Mía Ở Thanh Hóa Bị Bọ Hung Gây Hại Hơn 700 Ha Mía Ở Thanh Hóa Bị Bọ Hung Gây Hại

Hiện, sâu non bọ hung đang ở tuổi 3, mật độ phổ biến 5 đến 7 con/hố, cao 15 con/hố, phát sinh chủ yếu trên diện tích mía ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy.

Wednesday. March 26th, 2014
Đồng Hành Cùng Nông Dân Đồng Hành Cùng Nông Dân

Tỉnh Trà Vinh là một trong những địa bàn sản xuất hạt giống bắp lai với quy mô lớn tại đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm diện tích đều tăng. Các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải là nơi tập trung diện tích sản xuất hằng năm trong 2 vụ đông xuân và hè thu.

Wednesday. March 26th, 2014
Tân Yên (Bắc Giang) Hỗ Trợ Trồng Vú Sữa Tân Yên (Bắc Giang) Hỗ Trợ Trồng Vú Sữa

Trên cơ sở mở rộng diện tích, huyện từng bước xây dựng, hoàn thiện các thủ tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cây trồng mới của địa phương.

Wednesday. March 26th, 2014
“Hai Lúa” Xuất Ngoại Học Làm Nông Thôn Mới “Hai Lúa” Xuất Ngoại Học Làm Nông Thôn Mới

Hội Nông dân TP.HCM đang gấp rút hoàn thành kế hoạch đưa 20 nông dân (ND) sang Hàn Quốc học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới. NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Nhân - Phó Chủ tịch Hội ND TP.HCM xung quanh chương trình này.

Wednesday. March 26th, 2014