Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà phê chồn vẫn bí đầu ra

Cà phê chồn vẫn bí đầu ra
Publish date: Saturday. May 30th, 2015

Ông Nguyễn Cảnh Thảo, Bí thư Đảng ủy xã Phú Sơn cho biết: “Với đặc thù là xã thuần nông, tại Đại hội Đảng bộ xã khóa III, nhiệm kỳ 2015 - 2020, chúng tôi đã đề ra nhiều mục tiêu để phát triển ngành nông nghiệp. Trong đó chú trọng phát triển kinh tế trang trại theo hướng đa canh, đa tầng, kết hợp nhiều loại cây - con giống trên cùng đơn vị diện tích. Xã phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4%”.

Hai trong một

Chúng tôi đến thăm rẫy của gia đình anh Trương Văn Hướng. Diện tích không nhiều, chỉ với 2,5 ha, anh Hướng trồng xen nhiều loại cây để nâng cao thu nhập và tận dụng đất. Anh dành 1 ha để trồng điều, 1,5 ha trồng cà phê xen hồ tiêu. Ngoài ra, anh nuôi 35 con chồn hương. Qua sách báo, anh bắt đầu tìm hiểu về mô hình nuôi chồn để có sản phẩm cà phê độc đáo. Năm 2012, anh mua 1 cặp chồn về nuôi và nhân giống để tăng đàn. Vốn là loài sinh sản tốt, chỉ sau 2 năm gia đình anh đã có đàn chồn 35 con. Năm 2014, anh thu về 35kg cà phê chồn. Đây là mùa thu hoạch cà phê mang thương hiệu chồn đầu tiên của gia đình.

Anh Hướng cho biết: Từ lúc chồn thải ra hạt cà phê, phải qua rất nhiều công đoạn mới có ly cà phê chồn ngon và đảm bảo chất lượng. Trong đó, khâu chọn hạt, phơi nắng hay ủ cát 343 ngày là công đoạn phải tìm hiểu thật kỹ. Suốt mùa cà phê, 35 con chồn chỉ ăn khoảng 35 - 40kg trái cà phê và tất cả hạt đều được chồn thải ra. Muốn cà phê ngon, phải để chồn ăn tự nhiên, không ép. Ăn tự nhiên năng suất tuy không cao, nhưng sản phẩm bảo đảm chất lượng. Hết mùa cà phê, chồn ăn chuối, rau.

Đầu ra chưa ổn định

Đến tháng 10 hàng năm, khi cà phê bắt đầu chín, chồn sẽ tự ra vườn, trèo lên cây và chọn những trái chín, ngọt, bắt mắt nhất để ăn. Chồn ra vườn từ 6 giờ chiều hôm trước đến khoảng 6 giờ sáng hôm sau thì quay về chuồng. Mùa cà phê kéo dài gần 3 tháng nhưng gia đình anh Hướng chỉ thu được 30 - 35kg hạt do chồn tiêu hóa và thải ra. Sản phẩm làm ra công phu là vậy, nhưng gia đình anh vẫn chưa tìm được nguồn tiêu thụ ổn định. Mùa thu hoạch vừa qua, gia đình anh chủ yếu bán cho khách quen và một vài khách thập phương ghé tìm hiểu rồi mua.

Để cà phê chồn ngon và đảm bảo chất lượng, người trồng phải gom hạt đem phơi hoặc ủ ngay, đồng thời chọn phương pháp rã phân và vỏ tự nhiên thay vì dùng máy. Với sản phẩm được ủ từ đất, chỉ cần dùng tay là đã bóc tách được lớp phân và vỏ hạt. Còn loại phơi nắng thì hạt cứng hơn, phải dùng đến máy để tách vỏ. Giá của loại phơi nắng khoảng 1,2 triệu đồng/kg sản phẩm thô. Nếu làm đúng quy trình kỹ thuật cũng như để tận hưởng chất cà phê chồn, đa phần người dân đem ủ sản phẩm. Trong vòng 24 giờ sau khi chồn thải ra hạt cà phê, người nuôi phải đem ủ trong lu sành, bên trong có lớp cát dày khoảng 10 phân. Quá trình ủ này phải mất 1 năm liên tục, khi đó cà phê có giá 3 triệu đồng/kg sản phẩm thô.

“Hiện cà phê chồn bán với giá 3 triệu đồng/kg. Nếu chịu đầu tư thì hiệu quả mang lại gấp 30 lần so với trồng lấy hạt cà phê (trên thị trường cà phê tươi hiện có giá 40 ngàn đồng/kg). Vì đang làm ăn manh mún, chưa tiếp cận được thị trường nên tôi chưa tìm được nguồn tiêu thụ ổn định. Sắp tới, tôi sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để đăng ký sở hữu thương hiệu. Sau đó mới tiếp cận các nguồn đầu ra mang tính ổn định” - anh Hướng nói.

Với các tỉnh Tây Nguyên, thương hiệu cà phê chồn không còn lạ, nhưng với Bình Phước, đây là cách làm ăn mới. Từ cách tạo cà phê chồn của gia đình anh Trương Văn Hướng, rất cần sự giúp đỡ của ngành chức năng, chính quyền cơ sở và doanh nghiệp để nông dân không chỉ canh tác đúng kỹ thuật mà còn tìm đầu ra ổn định, giúp người dân nâng cao giá trị các loại cây, con trên cùng đơn vị diện tích.


Related news

Lan Đón Khách Và Lan Tiễn Khách Lan Đón Khách Và Lan Tiễn Khách

Nhà máy phá sản. Giám đốc đi tù. Bản thân thất nghiệp. Những tưởng ngõ cụt đã cận kề lại mở ra cho anh một con đường mới: sưu tầm những loại lan đón khách, tiễn khách cổ truyền của đất Bắc xưa.

Friday. June 13th, 2014
Bảo Vệ Các Loài Cá Quý Hiếm Bảo Vệ Các Loài Cá Quý Hiếm

Từ năm 2012 đến nay, An Giang đều tổ chức thả cá về thiên nhiên, số lượng ngày càng tăng về loài, trong đó có một số loại cá quý hiếm. Việc làm này nhằm kêu gọi cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trong thiên nhiên, nhất là những loài cá trước đây nổi tiếng vì thịt ngon, số lượng nhiều, nay đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Friday. June 13th, 2014
Hình Thành Vùng Chuyên Canh Cây Ăn Quả Thu Nhập Gần 300 Triệu Đồng/ha Tại Nga Sơn (Thanh Hóa) Hình Thành Vùng Chuyên Canh Cây Ăn Quả Thu Nhập Gần 300 Triệu Đồng/ha Tại Nga Sơn (Thanh Hóa)

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng cát pha ven biển và đất nhiễm mặn, thời gian gần đây, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã hướng cho nhân dân các xã Nga Thanh, Nga Thái, Nga Liên, Nga An trồng hồng xiêm Lái Cấm và bưởi Diễn. Các mô hình được phát triển đại trà trên đất ruộng nhiễm mặn kém hiệu quả, chân đất màu không chủ động được nước tưới và xen canh trong các khu dân cư, cho thu hoạch từ 250 đến 300 triệu đồng/ha.

Friday. June 13th, 2014
Bất Chấp Cảnh Báo, Hoa Quả Trung Quốc Vẫn Dồn Về Chợ Bất Chấp Cảnh Báo, Hoa Quả Trung Quốc Vẫn Dồn Về Chợ

Có tới 30% số hoa quả TQ kiểm tra có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng, nhưng, lượng hàng rau, củ, quả của TQ chuyển về các chợ TPHCM hay Hà Nội vẫn không giảm.

Friday. June 13th, 2014
Cần Những Giải Pháp Cứu Cây Hồ Tiêu Cần Những Giải Pháp Cứu Cây Hồ Tiêu

Ông Trần Văn Vinh, một người dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cho biết: "Gia đình tôi trồng được 2 ha tiêu đang trong thời kỳ kinh doanh, những năm trước đây năng suất vườn tiêu đạt hơn 3-4 tấn/ha. Thế nhưng gần nửa tháng nay, vườn tiêu đang xanh tốt bỗng nhiên đổ bệnh rủ lá chết hàng loạt. Đến nay, 1,3 ha (tương đương 1.300 trụ tiêu) đã bị chết khô, gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng".

Friday. June 13th, 2014