Kiểm soát chặt thủy sản nhập khẩu

Trong thời gian qua, Cục Thú y đã trao đổi, thảo luận với Trưởng Cơ quan Thú y (CVO) của các nước để thành lập các đoàn công tác sang các nước đang xuất khẩu (XK) nhiều tôm nguyên liệu và các loại sản phẩm thủy sản khác vào Việt Nam, với mục đích:
(1) Kiểm tra tình hình dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong chuỗi SX sản phẩm thủy sản;
(2) Đàm phán về các yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh đối với việc XK, NK động vật thủy sản và sản phẩm thủy sản trên cơ sở tuân thủ theo các quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS).
Trước mắt, từ ngày 21 - 25/9/2015, đoàn công tác của Cục Thú y sẽ sang Ấn Độ làm việc với cơ quan thú y có thẩm quyền và các tổ chức có liên quan của Ấn Độ để kiểm tra việc nuôi tôm, chế biến tôm nguyên liệu để XK sang Việt Nam; đồng thời liên hệ, trao đổi với các nước Indonesia, Nhật Bản, Ecuador, Iran, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan... để tổ chức các đoàn thanh tra sang để kiểm tra vào các tháng tiếp theo.
Việc kiểm tra sẽ kết hợp cả việc kiểm tra các cơ sở SX giống thủy sản (tôm giống, cá giống,..) XK vào Việt Nam (vì trong thời gian qua, cơ quan thú y cửa khẩu đã phát hiện có 23 lô hàng thủy sản giống (cá mú giống, tôm giống) NK vào Việt Nam có mầm bệnh truyền nhiễm và phải tiêu hủy, xử phạt tiền).
Mặt khác, Cục Thú y đã chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu cảm quan, vi sinh vật ô nhiễm thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế, giám sát mầm bệnh truyền nhiễm ở tôm và chất tồn dư đối với tôm nguyên liệu và các sản phẩm thủy sản khác NK vào Việt Nam nhằm cảnh báo, ngăn chặn sản phẩm thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm NK vào Việt Nam.
Về kết quả xét nghiệm, giám sát cụ thể như sau:
* Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh NK để gia công xuất khẩu:
(1) Số lượng NK trong tháng 8/2015 là 3.147 tấn, chủ yếu từ các nước Ấn Độ (chiếm tỷ lệ 96,5%) và Ecuador (chiếm tỷ lệ 3,5%);
(2) lấy mẫu giám sát 100% các lô hàng nhập khẩu của 13 Cty ở Ấn Độ và Ecuador với tổng số khoảng 260 chỉ tiêu xét nghiệm về mầm bệnh (bao gồm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, taura, đầu vàng, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ dưới vỏ,…) và các chất tồn dư (bao gồm Tylosin, Fluoroquinolones, Nitrofural, Chloramphenicol, Oxytetracycline, thủy ngân, chì, cadimi,…).
Trong đó, chỉ phát hiện 6 mẫu dương tính với mầm bệnh đốm trắng (gồm có 4 mẫu tôm thẻ và 2 mẫu tôm sú) và đã thông báo cho cơ quan thú y thẩm quyền của nước XK để có biện pháp xử lý, khắc phục; không có mẫu nào phát hiện có tồn dư kháng sinh và kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép.
* Về kết quả kiểm tra sản phẩm thủy sản NK để tiêu thụ trong nước:
(1) Số lượng nhập khẩu trong tháng 8/2015 là 8.906 tấn, chủ yếu là cá, mực và chỉ có 179 tấn tôm đông lạnh (chiếm tỷ lệ 2%);
(2) Lấy mẫu 100% lô hàng sản phẩm thủy sản đông lạnh NK để xét nghiệm các chỉ tiêu cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm, chất tồn dư… theo quy định của Bộ Y tế.
Kết quả không phát hiện lô hàng nào nhiễm vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép và chỉ phát hiện thấy có 2 lô mực đông lạnh có nguồn gốc từ Đài Loan (được đánh bắt ngoài tự nhiên) có chất tồn dư kim loại năng (Cadimi) vượt quá giới hạn cho phép và đã được xử lý theo quy định.
Về kế hoạch các tháng tiếp theo:
(1) Cục Thú y chỉ đạo gia tăng tần suất và số lượng mẫu kiểm tra, giám sát các mầm bệnh truyền nhiễm và chất tồn dư nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, tránh ảnh hưởng đến uy tín và giá thành đối với tôm XK của Việt Nam.
Tập trung vào các nhà máy chế biến tôm nguyên liệu, sản phẩm thủy sản, giống thủy sản XK vào Việt Nam đã bị phát hiện có vi phạm;
(2) Hiện tại, trong tháng 9/2015, các cơ quan thú y cửa khẩu tiếp tục tổ chức lấy nhiều mẫu tôm nguyên liệu NK để gia công XK và các sản phẩm thủy sản khác NK để tiêu thụ trong nước, tổng hợp báo kết quả để báo cáo Bộ NN-PTNT, thông báo cho các cơ quan liên quan của nước XK.
Đồng thời đề nghị các nước XK tổ chức kiểm soát chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và dịch bệnh thủy sản đối với các cơ sở SX, chế biến sản phẩm thủy sản và thủy sản giống có các lô hàng nhiễm mầm bệnh và có chất tồn dư vướt quá giới hạn cho phép để thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý theo quy định.
Related news

Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.

Nên bón thêm phân hữu cơ bởi phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 - 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.

Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.

Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.