Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắt ốc bươu vàng làm chơi ăn thật

Bắt ốc bươu vàng làm chơi ăn thật
Publish date: Saturday. September 19th, 2015

Đến hẹn lại lên, khi những cánh đồng săm sắp nước cũng là lúc báo hiệu một mùa mưu sinh mới của rất nhiều hộ dân.

Do thời tiết bất lợi dẫn đến năng suất lúa không cao nên hầu hết người dân ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) không gieo sạ lúa vụ 3, thay vào đó là làm nghề bắt ốc bươu vàng, rồi đem luộc, lấy thịt bán cho các chủ vựa thu mua.

Từng là thứ bỏ đi hoặc chỉ để cho vịt, cá ăn vì nó gây hại cho mùa màng, nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, ốc bươu vàng đột nhiên trở thành một loại hàng hóa đem lại thu nhập cho nhiều gia đình miền sông nước.

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, mỗi ngày vợ chồng ông Võ Văn Đúp ở địa phương trên giành thời gian khoảng 5 tiếng đồng hồ để ra ruộng bắt ốc về bán. Theo ông, lượng ốc năm nay nhiều hơn các năm trước, song đa phần là ốc nhỏ nên 5 ký ốc mới nhể ra được 1 ký ốc thịt. Năm nay thời gian thu mua ốc bươu vàng sớm hơn và hầu như ở xóm này nhà nào cũng đi bắt ốc bán kiếm thêm thu nhập.

Vào thời điểm này năm trước giá ốc được các chủ vựa thu mua rất cao, mỗi ngày gia đình ông cũng kiếm được từ 400-500 ngàn đồng, nhưng năm nay giá giảm chỉ còn 11.000-12.000đ/ký, loại ốc bán được giá cao nhất cũng chỉ 15.000đ/ký. "Thấy kiếm sống được thì tôi làm chứ mình cũng không hỏi họ thu mua ốc rồi đem bán đi đâu”, ông Đúp cho biết thêm.

Do đang là mùa nước nổi nên môi trường thuận lợi để ốc bươu vàng phát triển, việc kiếm thêm thu nhập từ 150. 000 – 300.000đ/ngày với nông dân lúc này rất dễ dàng.

Tại các địa phương khác như Vị Thủy, Phụng Hiệp..., cũng có nhiều nông dân bắt ốc bươu vàng bán. Những địa phương không có điểm thu mua thì đều được các thương lái thu gom tận nhà, rồi chuyển đến các chủ vựa tiến hành sơ chế.

Ông Nguyễn Văn Út, thương lái thu mua ốc cho hay: “Cứ vào thời điểm tháng 7 là tôi bắt đầu đi thu gom ốc ở các địa phương về bán cho chủ vựa trên địa bàn thị xã Long Mỹ. Tôi thu mua của người dân với giá 7.000 - 9.000đ/ký, ra tới vựa bán lại với giá 11.000 - 14.000đ/ký, kiếm lời từ 3-5.000đ/ký. Dạo này ốc nhiều nên bình quân 1 ngày tôi đi được 2-3 chuyến hàng”.

Tại cơ sở thu mua và sơ chế ốc bươu vàng của ông Nguyễn Ngọc Ấm ở xã Long Phú và vựa cá Mỹ Châu Phương Thuận An, thị xã Long Mỹ cả tháng nay lúc nào cũng nhộn nhịp với hơn 50 lao động làm thuê, với các công việc như cân ốc, đóng thùng và chuyển ốc lên xe tải. Mỗi ngày bình quân 1 cơ sở xuất bán từ 8-10 tấn ốc bươu vàng.

Anh Nguyễn Văn Xái, tài xế vận chuyển ốc cho biết: “Khác với mọi năm thay vì ốc thu mua được giao cho các tài xế vận chuyển về Rạch Giá (Kiên Giang) bán cho thương lái vận chuyển theo xe đông lạnh đi các tỉnh phía Bắc thì hiện tại các tài xế chỉ cần vận chuyển lên điểm tập kết là Tiền Giang và TP.HCM. Còn việc xuất đi đâu và để làm gì thì không ai rõ”.

Việc bắt ốc bươu vàng bán là biện pháp “nhất cử lưỡng tiện”, vừa tận diệt loài sinh vật hại mùa màng, vừa tạo việc làm kiếm thêm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng nông dân nuôi ốc bươu vàng, tương lai sẽ gây hậu quả nặng nề cho ngành nông nghiệp.


Related news

Nông Dân “Chết Đứng” Vì Cá Chẽm Nông Dân “Chết Đứng” Vì Cá Chẽm

100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Saturday. June 8th, 2013
Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Trồng Rong Nho Ở Huyện Trường Sa Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Trồng Rong Nho Ở Huyện Trường Sa

Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hải dương học vừa nghiệm thu mô hình và bàn giao sản phẩm từ mô hình trồng đáy và trồng treo rong nho biển trong bể cho UBND huyện Trường Sa. Đây là kết quả thực hiện đề tài chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, do Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa (Viện Hải dương học) làm chủ nhiệm.

Friday. September 6th, 2013
Làm Giàu Trên Lưng “Tử Thần” Làm Giàu Trên Lưng “Tử Thần”

Ở Phú Vang, rất nhiều người biết đến ông Võ Diên (thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An Phú Vang - Thừa Thiên Huế) – người dám biến vùng đất đầy bom mìn, lau sậy thành hồ nuôi trồng thủy sản.

Friday. September 6th, 2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Dự án “Mô hình tưới nước tiết kiệm cho dân nghèo Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận” được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổ chức iDE triển khai thực hiện từ tháng 2-2011. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nước sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng mà còn góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trên những vùng đất khô cằn.

Monday. July 29th, 2013
Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa

ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.

Friday. September 6th, 2013