Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngọt, Mềm Mía Tím Dục Quang

Ngọt, Mềm Mía Tím Dục Quang
Publish date: Saturday. November 29th, 2014

Gần 10 năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng mía tím, người dân thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có thu nhập cao.

Đến thôn Dục Quang những ngày này, xe tải tấp nập chở đầy mía tím đi tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Thêm, một trong những chủ hộ có diện tích mía lớn trong thôn cho biết: “Trước đây, với 2 sào ruộng chân vàn cao, luôn thiếu nước, vợ chồng tôi cấy lúa nhưng thường mất mùa. Năm 2003, qua tìm hiểu và trồng thử nghiệm thấy cây mía tím phù hợp với đồng đất, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định chuyển hẳn sang trồng mía”.

Vụ đầu tiên, gia đình anh thu lãi gần 15 triệu đồng. Nhận thấy nguồn lợi cao từ mía tím, 5 năm sau anh Thêm dồn đổi ruộng còn lại về một khu, mở rộng diện tích trồng tập trung lên 7 sào tại đồng Lưng Vườn.

Từ đó đến nay, mỗi năm gia đình anh thu hoạch khoảng 13 nghìn cây, thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng. Từ mô hình của gia đình anh Thêm, các hộ trong thôn đã chuyển đổi, hiện tổng diện tích trồng mía cả thôn khoảng 11 ha, trung bình mỗi hộ có từ 1 đến 3 sào.

Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, mía ưa những chân ruộng cao, đất cát pha sẽ cho vị ngọt đậm, mát và mềm. Hom phải to, tươi, mắt mía dày sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Trước khi trồng, cần ngâm hom xuống nước từ 8 đến 24 giờ để diệt trừ mầm bệnh. Thời vụ trồng mía từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Khi cây phát triển, phải thường xuyên tỉa lá, có biện pháp chống để bảo đảm độ óng, đẹp cho mía. Mía được 8 tháng là bắt đầu cho thu hoạch. Với nhiều gia đình, mía tím được gối vụ liên tục có thể cho thu hoạch quanh năm. Nước mía bổ dưỡng, dùng giải khát, làm đường nên thị trường tiêu thụ thuận lợi. Từ đầu vụ, nhiều thương nhân ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương... đến thôn thu mua với giá bán bình quân từ 12-15 nghìn đồng/cây.

Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Tân, Trưởng thôn Dục Quang được biết: Thôn có 700 hộ thì hơn 30% chuyên canh trồng mía tím. Nhờ cây mía, nhiều gia đình đã thoát nghèo và có thu nhập cao. Năm tới, thôn tiếp tục vận động người dân chuyển đổi, mở rộng diện tích cây trồng này ở những chân vàn cao.

Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134534/ngot--mem-mia-tim-duc-quang.html


Related news

Mở Rộng Diện Tích Trồng Màu Xen Mía Mở Rộng Diện Tích Trồng Màu Xen Mía

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Friday. February 10th, 2012
Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Ở Cà Mau Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Ở Cà Mau

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Monday. February 13th, 2012
Nên Cơ Nghiệp Từ 3 Triệu Đồng Nên Cơ Nghiệp Từ 3 Triệu Đồng

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.

Tuesday. February 21st, 2012
Chế Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh Chế Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

Friday. March 11th, 2011
Mô Hình Nuôi Heo Rừng Ở Bến Tre Mô Hình Nuôi Heo Rừng Ở Bến Tre

Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.

Saturday. February 19th, 2011