Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạn hán ảnh hưởng lớn đến tiến độ thả nuôi cá nước ngọt

Hạn hán ảnh hưởng lớn đến tiến độ thả nuôi cá nước ngọt
Publish date: Tuesday. July 14th, 2015

Huyện Nho Quan có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản vào khoảng 2.800 ha. Trong đó diện tích lúa - cá là 1.650 ha, diện tích nuôi ao hồ là 1.150 ha.

Hiện nay, có khoảng 70 - 80% diện tích này, tức là trên 2.000 ha không tiến hành thả giống đúng thời vụ được do thiếu nước.

Theo báo cáo của huyện, trong tổng số 38 hồ chứa nước phục vụ cho sản xuất thì cơ bản các hồ đã cạn nước, không đủ nước cấp cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Tương tự như vậy, tại thành phố Tam Điệp, đến thời điểm này mới có 356,58/430,98 ha nuôi trồng thuỷ sản đã tiến hành thả giống, còn lại 179,9 ha bị ảnh hưởng bởi nắng hạn chưa thả được.

Trong đó diện tích hạn đặc biệt nghiêm trọng tính đến ngày 30-6-2015 không có khả năng khắc phục để thả nuôi là 71,4 ha (tập trung ở phường Tân Bình 14 ha và xã Yên Sơn 60,4 ha); diện tích hạn nghiêm trọng đang trong thời gian khắc phục bằng các biện pháp dùng máy bơm dầu để bơm, kích nước là 60 ha (ở HTX Phú Nguyễn, xã Yên Sơn); diện tích hạn cục bộ là 45,5 ha (ở HTX Lang Ca 15 ha và HTX Sơn Đông 30,5 ha của xã Yên Sơn).

Hạn hán không chỉ ảnh hưởng đến các địa phương vùng cao mà còn gây khó khăn, lo lắng cho nhiều hộ sản xuất cá giống ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn. Ông Phạm Văn Chủ, xóm 5, xã Khánh Hồng cho biết: “Gia đình tôi có hơn 1 mẫu ao chuyên ương giống để cung cấp cho vùng lúa cá ruộng trũng trên địa bàn toàn tỉnh. Thời điểm này, như mọi năm thì cá giống trong ao đã xuất hết.

Tuy nhiên, năm nay, do hạn hán nên cá giống không bán được. Cá trong ao mỗi ngày một lớn mà diện tích ao nuôi thì có hạn, không đủ để chuyển sang nuôi thương phẩm, gia đình rất lo lắng”.

Trước tình hình hạn hán đe dọa đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của ngành triển khai các biện pháp chống hạn, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do hạn hán gây ra đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Tập trung nạo vét kênh mương, ao, hồ, hỗ trợ người dân bơm nước chống hạn, trong đó ưu tiên việc cung cấp nước ngọt cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Đồng chí Nguyễn Thị Thúy, Phó phòng Nghiệp vụ - Kỹ thuật, Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp &PTNT khuyến cáo: Trong điều kiện nắng hạn như hiện nay, bà con cần tăng cường chăm sóc, quản lý ao, ruộng nuôi, kiểm tra gia cố bờ ao tránh rò rỉ nước. Chủ động các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh cho cá, đồng thời áp dụng một số biện pháp chống nóng cho các đối tượng nuôi như thả bèo tây 1/3 diện tích mặt ao hoặc dùng lưới chống nắng che phủ mặt ao...

Đối với huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp, người dân không nên nuôi cá tại những nơi nguồn nước không đảm bảo, thả giống mật độ hợp lý, thả giống cỡ lớn và có biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán gây ra, đặc biệt là vùng ruộng trũng, nuôi 1 vụ lúa - 1 vụ cá. Bà con cũng nên chuẩn bị ao ương nhằm đảm bảo sẵn nguồn giống cỡ lớn để có thể chủ động thả giống ngay khi đủ nguồn nước cung cấp cho vùng nuôi, đặc biệt là vùng nuôi ruộng trũng.

Chủ động bơm, kích nước khi các kênh mương thủy lợi nội đồng bơm nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để duy trì mực nước ổn định.

Mới đây, tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành nông nghiệp, lãnh đạo Chi cục Thuỷ sản đề nghị về lâu dài Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, bờ vùng, bờ thửa phục vụ sản xuất thủy sản để chủ động sản xuất, giảm thiệt hại do nắng hạn, mưa lũ gây ra.

Đồng thời có chính sách cho thuê đất dài hạn, dồn điền, đổi thửa cho các hộ đấu thầu và tạo điều kiện để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng, mở rộng diện tích để yên tâm đầu tư sản xuất, đặc biệt đối với vùng chuyển đổi 1 vụ lúa - 1 vụ cá cần cho người dân chuyển đổi ít nhất 10% diện tích để đào ao nuôi lưu giữ cá, ương cá giống, tránh xảy ra tình trạng thiếu giống, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.


Related news

Mô Hình Nuôi Lươn Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lươn Hiệu Quả

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

Monday. August 19th, 2013
Thiệt Đơn Thiệt Kép Khi Bán Bò Bệnh Thiệt Đơn Thiệt Kép Khi Bán Bò Bệnh

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Monday. August 19th, 2013
Nuôi Ong “Một Vốn Đôi Lời” Nuôi Ong “Một Vốn Đôi Lời”

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.

Monday. August 19th, 2013
Những Cây Trồng Mới Trên Đất Giao Hà (Nam Định) Những Cây Trồng Mới Trên Đất Giao Hà (Nam Định)

Chúng tôi về xã Giao Hà (Giao Thủy) đúng lúc người dân đang hối hả, tất bật với việc thu hoạch hoa hòe để… chạy bão. Già, trẻ, gái, trai ai cũng bận rộn “hái hòe”. Đây cũng là thời điểm cây hòe đang cho hoa, nụ nhiều nhất trong năm. Nhiều năm nay, người dân trong xã đã khai thác thế mạnh của đất phù sa sông Hồng để trồng hòe và đinh lăng xuất bán làm dược liệu.

Monday. August 19th, 2013
Vùng Hành Thanh Thủy Khổ Vì Thiếu Cát Vùng Hành Thanh Thủy Khổ Vì Thiếu Cát

Toàn thôn Thanh Thủy (Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi) có 550 hộ dân thì đã có hơn 400 hộ dân theo đuổi nghề trồng hành hàng chục năm nay. Trước hiệu quả kinh tế đem lại, cây hành ngày càng được bà con nông dân “tín nhiệm”. Họ rất muốn mở rộng diện tích trồng hành nhưng lại gặp phải “nút thắt” vì thiếu cát.

Monday. August 19th, 2013