Bảo tồn và nỗi lo sinh kế của ngư dân

Khu bảo tồn biển Lý Sơn được quy hoạch trên diện tích gần 8.000 ha, được phân thành 3 vùng chức năng gồm: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển.
Khi khu bảo tồn hình thành sẽ duy trì và bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nơi quần cư của các loài sinh vật, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế và du lịch sinh thái, quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản.
Khi dự án bảo tồn biển Lý Sơn triển khai, thì các ngư dân chuyên đánh bắt gần bờ cần phải chuyển đổi nghề nghiệp.
Tuy nhiên, việc này cũng sẽ tác động trực tiếp đến sinh kế của hàng trăm hộ dân trên đảo lâu nay quen cách khai thác thủy sản ven bờ.
Bởi lẽ, khi dự án này thực hiện thì ngư trường gần bờ quanh đảo sẽ bị cấm đánh bắt, đồng nghĩa cuộc sống của nhiều hộ ngư dân sẽ gặp khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Hương, một ngư dân chuyên làm nghề đánh bắt gần bờ ở xã An Vĩnh, lo lắng: Bảo tồn để phát triển bền vững là đúng đắn, để biển thêm nhiều cá tôm, nhưng bây giờ mà cấm đánh bắt hải sản quanh đảo, ngư dân như chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn trong tìm kế sinh nhai.
Theo thống kê của UBND huyện đảo Lý Sơn, dự án này triển khai sẽ ảnh hưởng tới 800 ngư dân chuyên hành nghề đánh bắt gần bờ quanh đảo.
Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương, cho biết: Để chuyển đổi ngành nghề cho số hộ dân bị ảnh hưởng là không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, địa phương sẽ có trách nhiệm nghiên cứu để tạo điều kiện cho người dân đánh bắt gần bờ chuyển đổi nghề nghiệp.
Cũng theo bà Hương, tỉnh cũng cần phải có giải pháp cụ thể, có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ những hộ ngư dân chuyển đổi ngành nghề một cách hiệu quả.
Trong quy hoạch và tổ chức thực hiện phải thực hiện đồng bộ các mặ,t vừa phát triển khu bảo tồn, vừa phát triển ngành nghề khác, như du lịch, nuôi trồng thủy sản...
để cuộc sống người dân ít bị xáo trộn.
Để giải quyết băn khoăn của ngư dân Lý Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ, cho biết:
Tỉnh đang nghiên cứu, tính toán để định hướng cho ngư dân chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ phục vụ cho du lịch, hoặc hỗ trợ chuyển sang khai thác đánh bắt hải sản xa bờ để họ đảm bảo sinh kế và tăng thu nhập cho bà con khi dự án này vào cuộc.
Thành lập được Khu bảo tồn biển Lý Sơn sẽ rất có lợi trong việc bảo tồn, phát triển hệ sinh thái biển, bảo vệ tốt môi trường biển và nguồn lợi hải sản.
Đây cũng là điểm nhấn để mở hướng cho huyện đảo Lý Sơn phát triển du lịch, tạo điều kiện cho người dân Lý Sơn được hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch trong tương lai.
Do vậy, việc chuyển đổi sinh kế trước mắt cho ngư dân đánh bắt ven bờ ở đảo Lý Sơn được coi là cần thiết, để dự án triển khai được hiệu quả.
Related news

Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.

Xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), vùng đất kinh tế mới hôm nay gần như độc canh cây cà phê với trên 95% diện tích đất nông nghiệp. Làm sao để cây cà phê nơi đây phát triển bền vững, mang lại lợi ích kinh tế cho cả người sản xuất, người tiêu dùng và người thu mua cũng như giữ ổn định môi trường sinh thái đang là câu hỏi được đặt ra.

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tiểu thủ công nghiệp Long Khánh (phường Xuân Thanh, TX.Long Khánh - Đồng Nai) hiện có 10 hội viên chuyên sản xuất nấm. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường cả trăm tấn nấm các loại. Trong đó, thế mạnh của HTX là nấm mèo và nấm linh chi.

Hiện, ông Sùng Seo Sì đang hoàn tất những phần việc cuối cùng cho việc trồng cây tam thất, như làm đất, đóng cọc tre, chăng lưới sắt… Dự kiến sau gần 2 năm nữa, lứa tam thất đầu tiên của gia đình ông sẽ cho thu hoạch.

Thực hiện dự án mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới, năm 2013, huyện Sa Pa trồng mới được 29,4 ha đào Pháp tại các xã Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 400 triệu đồng.