Ngành hàng vịt chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế
Tiềm năng và triển vọng
Đàn vịt của Đồng Tháp hiện có trên 5 triệu con, đứng thứ ba cả nước, sau tỉnh Thái Bình và Kiên Giang, sản lượng thịt và trứng luôn tăng đều mỗi năm. Năm 2014, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 5,4 ngàn tấn/năm, sản lượng trứng ước đạt trên 216 triệu quả/năm. Nhờ chăn nuôi theo phương thức thả đồng nên chất lượng vịt thịt thơm, ngon, săn chắc hơn vịt nuôi công nghiệp; chất lượng trứng đảm bảo nên rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Với sản lượng lúa thu hoạch hằng năm đạt 3,3 triệu tấn, tỉ lệ lúa thất thoát trên đồng khi thu hoạch lên tới 10%. Vịt là vật nuôi tối ưu giúp người nông dân tận dụng được nguồn thức ăn rơi vãi trên đồng cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí chăn nuôi. Bên cạnh nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp dồi dào thì các phụ phẩm từ ngành chế biến gạo, cá tra cũng là tiềm năng lớn để Đồng Tháp phát triển các công ty thức ăn công nghiệp song song, đáp ứng nhu cầu về sử dụng thức ăn cho ngành chăn nuôi vịt.
Bên cạnh đó, thời gian qua tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là gia cầm. Đội ngũ thú y được đào tạo kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ tốt; công tác quản lý vịt chạy đồng, cấp sổ, tiêm phòng vắc xin được quản lý chặt không để tình trạng dịch bệnh bùng phát và lây lan. Do đó, tạo được sự an tâm từ thị trường cũng như kích thích được người chăn nuôi phát triển đàn.
Đối với người chăn nuôi ở Đồng Tháp, con vịt thật sự là một vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với tập quán canh tác lâu đời của người dân Đồng Tháp. Ông Trần Văn Trọng ngụ ấp 4, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh chia sẻ: “Hơn 5 năm gắn bó với vật nuôi này, tôi nhận thấy con vịt cũng cho giá trị kinh tế rất cao, thậm chí lợi nhuận cao hơn cả canh tác lúa. Với khoảng 2 ngàn con vịt đẻ, sau mỗi vụ chạy đồng (hơn 1 tháng) tôi có thể cầm lãi trong tay hơn 15 triệu đồng, so với trồng lúa thì nuôi vịt hiệu quả hơn rất nhiều”. Theo ông Trọng, khó khăn nhất đối với người nuôi vịt là quản lý dịch bệnh. Vịt là vật nuôi khá nhạy cảm với thời tiết và môi trường xung quanh, thời tiết thay đổi một chút là có thể người nuôi trắng tay. Tuy nhiên, hiện nay với sự hỗ trợ của kỹ thuật chăn nuôi, nếu người nuôi thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng, quản lý tốt dịch bệnh thì sẽ hạn chế được tuần suất rủi ro cũng như tỷ lệ hao hụt dưới 10%”.
Khó khăn cần được tháo gỡ
Mặc dù được chọn là 1 trong 5 ngành hàng ưu tiên phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhưng ngành chuyên môn đánh giá ngành hàng vịt là “lép vế” so với 4 ngành hàng còn lại. Do đặc thù và tập quán chăn nuôi của người dân, ngành hàng vịt tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như những khó khăn trong việc tạo được sự gắn kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất. Đây là là vấn đề nan giải đặt ra cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Bởi từng mắc xích trong chuỗi liên kết giữa khâu: con giống, thức ăn, thuốc thú y, tiêu thụ sản phẩm... chưa tạo được mối gắn kết chặt chẽ và bền vững. Từ đó chi phí đầu vào tăng cao, sản phẩm đầu ra chưa tạo được lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận của người nuôi ngày càng teo tóp. Hơn nữa, vì không tổ chức được mô hình kinh tế hợp tác, quy mô chăn nuôi chỉ dừng lại ở hộ gia đình. Do đó, người chăn nuôi chưa thể tiếp cận được với các nguồn vốn vay cũng như chính sách ưu đãi dành cho ngành hàng này.
Một trong những khó khăn lớn đối với ngành hàng vịt hiện nay là việc định hướng thị trường cho người chăn nuôi và tổ chức tiêu thụ. Do sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung nên thị trường tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc nhiều vào hệ thống thương lái, tình trạng bị ép giá thường xuyên xảy ra.
Đứng trước thềm hội nhập kinh tế, khi lựa chọn ngành hàng vịt để phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đòi hỏi ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cần thực hiện nhiều giải pháp căn cơ và bám sát thực tế hơn.
Related news
Thời gian gần đây người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi giảm. Trung tâm Giống vật nuôi Phú Thọ đã có nhiều giải pháp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống vật nuôi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn.
Sản phẩm gạo Ngọc Trân Điện Bàn do Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn chế biến và cung ứng vừa được chào bán ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng.
Trước tình hình trên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cuối vụ hè thu. Theo đó, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, nông dân cần thường xuyên thăm đồng vạch gốc lúa và quan sát kỹ trên từng đám ruộng.
Tính đến nay, nông dân Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thả nuôi được hơn 2.100ha cá ruộng thay cho vụ lúa Thu đông, tăng 500ha so với năm 2012, tập trung ở những vùng trũng như: xã Hòa An, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú… Ngoài việc nuôi cá, nhiều nông dân còn trồng ấu hoặc sen để tăng thu nhập.
Người nuôi và nhà sản xuất tôm ở ĐBSCL đã có sự bất bình trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố phán quyết cuối trong vụ điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam, đồng thời cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng ngàn hộ nông dân sản xuất tôm.