Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Cây Diệp Hạ Châu

Ngày 19/8, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã có văn bản chấp thuận cho UBND huyện Cát Tiên sử dụng tên địa danh “Cát Tiên” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Diệp hạ châu Cát Tiên”.
Qua vài năm trồng thử nghiệm, cây diệp hạ châu (dân gian gọi cây chó đẻ răng cưa) đã trở thành cây hàng hóa của địa phương. Năm 2014, diện tích cây này tại Cát Tiên khoảng 100ha. Dự kiến năm 2015 sẽ là 200ha.
Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.
Related news

Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi trụ vững và phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN, FTA, TPP…

Chú trọng đến công tác quy hoạch là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam theo định hướng bền vững.

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng rong sụn đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Xã Ðông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) có 450ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ, trong đó có 105ha được chuyển đổi từ diện tích làm muối theo quyết định của UBND tỉnh. Vụ xuân, hè năm 2015, trong vùng chuyển đổi nuôi thả 60ha với số lượng 12 triệu tôm sú, 35ha với số lượng 30 triệu tôm thẻ chân trắng.

Ban chỉ đạo sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) vừa tổ chức hội nghị bàn giải pháp bảo vệ tôm nuôi vụ I/2015. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện, nông dân đã thả dứt điểm diện tích tôm nuôi nuôi vụ I được 23.100ha.