Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển 200.000ha Đất Lúa Trồng Cây Màu

Chuyển 200.000ha Đất Lúa Trồng Cây Màu
Publish date: Wednesday. June 26th, 2013

Theo chủ trương vừa được Bộ NNPTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đỗ tương, nhằm giải cơn “khát” nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

Hiện nay, mỗi năm nước ta phải nhập khẩu khoảng 1,5 – 1,6 triệu tấn ngô hạt, 2,4 triệu tấn khô dầu đậu tương và 600.000 tấn hạt đậu tương để chế biến thức ăn chăn nuôi, với tổng giá trị khoảng 3 tỷ USD.

Hướng đi đúng

Ngày 25.6, tại hội nghị “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở khu vực miền núi phía Bắc” do Bộ NNPTNT tổ chức, hầu hết đại diện của sở NNPTNT các tỉnh, Hiệp hội Chăn nuôi, doanh nghiệp… đều cho rằng cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là trên diện tích lúa kém hiệu quả.

Việc chuyển đổi nhằm giải quyết các vấn đề nóng: Sản lượng nông sản tăng nhưng giá thấp, thu nhập của nông dân giảm; vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi với số lượng lớn... Một giải pháp mà Bộ NNPTNT đề ra là sẽ chuyển đổi khoảng 200.000ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác, trong đó ưu tiên là ngô và đỗ tương, nhằm nâng tổng sản lượng ngô từ gần 5 triệu tấn hiện nay lên 8,5 triệu tấn/năm vào năm 2020.

Nhiều ý kiến băn khoăn về chuyển đổi đất lúa sẽ vướng vào Nghị định 42, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám giải đáp ngay: “Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà Chính phủ đã phê duyệt ghi rõ: “Sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha đất lúa”. Vì vậy, không sợ vướng vào Nghị định 42 và chúng ta có thể chuyển đổi cả những diện tích đất lúa hiệu quả sang những cây trồng có giá trị cao hơn”.

Ông Nguyễn Trí Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng, để chuyển đổi cây trồng hiệu quả trước tiên phải hoàn thiện việc dồn điền đổi thửa, chọn cơ cấu cây trồng thích hợp, cây gì có giá trị cao hơn cây lúa để chuyển đổi. Thứ hai, cây phải phù hợp với từng địa phương, phù hợp với thị trường, đồng thời cần có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tham gia chuyển đổi.

Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia còn quyết liệt hơn khi cho rằng, không chỉ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả mà có thể chuyển đổi cả đất lúa hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả hơn lúa. “Hiện chúng ta có khoảng 4.000ha lúa nương cho năng suất thấp, đây là những diện tích có thể chuyển đổi. Ví dụ như các diện tích trên đất hai lúa ở Thái Bình và Nam Định đã được chuyển đổi 2 vụ lúa, 1 vụ màu, thậm chí có thể chuyển đổi từ đất cấy lúa 2 vụ sang 1 vụ lúa, 2 vụ màu” – ông Thông nói.

Cần cụ thể hóa chính sách hỗ trợ

Ông Nguyễn Đức Vinh – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Giang cho biết, vừa qua tỉnh đã chuyển đổi hơn 1.000ha từ đất lúa 1 vụ sang trồng ngô với mức hỗ trợ 50% giống cho người dân. “Tuy nhiên, để chuyển đổi trên diện rộng, cần phải có chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ” – ông Vinh nêu ý kiến.

Bà Nguyễn Thị Vang – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam cho hay, hiện tỉnh đã chuyển đổi được 2.500ha đất trũng kém hiệu quả sang trồng ngô, bí xanh, dưa chuột, hoa màu khác, hiệu quả tăng lên khoảng 121 - 191% so với cây lúa trước đây... Bà Vang đề nghị Chính phủ cần có chính sách cụ thể về việc chuyển đổi từ đất lúa sang cây trồng có chất lượng cao, đồng thời có chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp cùng tham gia việc chuyển đổi.


Related news

Nông Dân Chuyển 3 Ha Nhãn Sang Trồng Bưởi Da Xanh Nông Dân Chuyển 3 Ha Nhãn Sang Trồng Bưởi Da Xanh

Toàn xã Thanh Bình (Vũng Liêm - Vĩnh Long) có 75ha nhãn bị bệnh chổi rồng. 3 tháng nay, nông dân trong xã đã đốn nhãn khoảng 3ha và chuyển sang trồng bưởi da xanh.

Tuesday. April 22nd, 2014
Trồng 257.000 Ha Cây Ăn Quả Đạt Chuẩn GAP Tại Nam Bộ Trồng 257.000 Ha Cây Ăn Quả Đạt Chuẩn GAP Tại Nam Bộ

Từ nay đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã quy hoạch trồng 257.000ha cây ăn quả tại Nam Bộ đạt chuẩn an toàn thực phẩm, theo đó có 50% sản phẩm đạt chuẩn GAP.

Tuesday. April 22nd, 2014
Trung Quốc “Ăn” Hàng, Chuối Tăng Giá Trung Quốc “Ăn” Hàng, Chuối Tăng Giá

Hơn tháng qua, giá chuối mốc được các thương lái liên tục đẩy lên cao, nhiều người trồng chuối phấn khởi, tập trung thu hoạch, tiêu thụ. Một trong những nguyên nhân chính là do Trung Quốc đang “ăn” mặt hàng này nên các tiểu thương mua gom để cung ứng, đẩy cầu lên cao.

Tuesday. April 22nd, 2014
Gập Ghềnh Đường Đến Với GAP Gập Ghềnh Đường Đến Với GAP

Cần phải khẳng định rằng: Muốn nâng cao chất lượng và giá trị nông sản thì không có con đường nào khác là phải sản xuất nông sản sạch (theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP). Tuy nhiên, rất nhiều lý do khác nhau khiến việc xây dựng mô hình GAP trở nên “sống dở chết dở”, nông dân cảm thấy chán ngán và đã trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống.

Tuesday. April 22nd, 2014
Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng, Người Nuôi Vẫn Lo Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng, Người Nuôi Vẫn Lo

Gần đây, giá cá tra nguyên liệu phục hồi mạnh sau một thời gian dài xuống ở mức thấp. Tuy nhiên, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại chưa thể giúp người nuôi cá tra được hưởng lợi do người nuôi không có cá xuất bán vào thời điểm này. Trong khi đó, việc tái đầu tư nuôi cá của nhiều hộ dân vẫn khó khăn, nhất là những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Tuesday. April 22nd, 2014