Cần Thơ - Nagasaki Hợp Tác Lĩnh Vực Thủy Sản Và Xử Lý Nguồn Nước

Ngày 6/11, lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã tiếp và làm việc với đoàn làm việc của tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) do ông Kurosaki Isamu, Cục trưởng Cục Xúc tiến các chương trình hợp tác về môi trường, Sở Lao động và Công nghiệp tỉnh Nagasaki làm trưởng đoàn.
Trong buổi làm việc, hai bên đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp và xử lý nước ô nhiễm.
Ông Kurosaki Isamu cho biết tỉnh Nagasaki có nhiều nét tương đồng với Cần Thơ vì đều có kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
Trong quá trình công nghiệp hóa nền nông nghiệp, Nagasaki cũng đã phải vượt qua nhiều áp lực về ô nhiễm môi trường nước. Vì thế, Nhật Bản mong muốn thông qua những giải pháp khoa học công nghệ hiện đại mà Nhật Bản đã áp dụng thành công sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được những tác hại của ô nhiễm môi trường nước.
Bên cạnh đó, Nagasaki cũng sẽ giúp Cần Thơ nâng cao năng suất, chất lượng của hàng nông sản bằng những kỹ thuật nuôi trồng, canh tác hiện đại.
Một trong những kỹ thuật được đoàn Nhật Bản giới thiệu lần này là thiết bị lọc nước tại các đầm, ao nuôi thủy hải sản; quy trình sử dụng vỏ trấu để cải tạo đất; kỹ thuật sản xuất bã thực phẩm thành phân bón.
Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, nhấn mạnh Cần Thơ có thế mạnh về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhưng còn nhiều hạn chế về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật canh tác nông nghiệp và xử lý chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm.
Vì thế, Cần Thơ mong muốn Nhật Bản hỗ trợ và chuyển giao những thành tựu khoa học tiên tiến để mang lại những lợi ích thiết thực trong việc cải tạo môi trường nước và nâng cao năng suất nông-thủy sản cho tỉnh Cần Thơ.
Lãnh đạo thành phố luôn ưu tiên và chào đón các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào địa phương trong các lĩnh vực trên.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/51_38680/Can-Tho-Nagasaki-hop-tac-linh-vuc-thuy-san-va-xu-ly-nguon-nuoc.htm
Related news

Ngày 5 - 10, tại bến cá Lăng Tô, ngư dân thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đánh bắt được một con cá Cào dài 2 m, nặng khoảng 200 kg. Đây là tín hiệu phấn khởi cho ngư dân địa phương hứa hẹn một mùa biển bội thu.

Theo thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển Khánh Hòa khoảng 116.000 tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến, xuất khẩu của tỉnh chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau thu hoạch không cao.

Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mơn mởn thuộc xóm Chay - quê hương của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ - là 6 trại nuôi dế vàng của anh Nguyễn Văn Hưng (40 tuổi, ngụ thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ… hiện vịt ta loại đẹp (vịt lông trắng) được nhiều hộ chăn nuôi vịt bán cho thương lái chỉ còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, vịt ta loại thông thường (vịt lông đen, lông xám…) có giá 30.000 - 33.000 đồng/kg. Giá vịt ta giảm chủ yếu do lượng vịt tới lứa xuất bán trong dân đang tăng mạnh.

Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…