Ngành Nông Nghiệp Chưa Có Những Chuyển Biến Thực Sự
Đó là nhận định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2014, định hướng kế hoạch năm 2015 vào sáng 21.1.
Năm 2014 được đánh giá là năm thắng lợi của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt hơn 3.294 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 4,3% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực đạt 479.554 tấn, bằng 101,3% kế hoạch năm và tăng 2,3% so với năm 2013.
Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.
Năm 2014 là năm được mùa nhất từ trước tới nay. Tuy diện tích một số loại cây trồng giảm, nhưng năng suất, sản lượng đều tăng so với năm 2013 và vượt kế hoạch 2014. Đặc biệt, năng suất lúa của vụ đông xuân đạt cao nhất từ trước tới nay với 59,2 tạ/ha.
Có được thắng lợi trên là nhờ là việc sử dụng giống chất lượng và cơ cấu mùa vụ hợp lý. Đồng thời, ngành nông nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng không chủ động được nước tưới, kém hiệu quả sang cây trồng cạn ngắn ngày.
Các chương trình khuyến nông đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp nông dân áp dụng kịp thời tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận nhân dân, giảm chi phí, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, đàn bò lai đã mang lại thu nhập ổn định cho nông dân. Tỉ lệ bò lai chiếm 55,5%, tăng 0,6% so với năm 2013. Tình trạng gia súc chết đói, chết rét ở các huyện miền núi được hạn chế, dịch bệnh có phát sinh nhưng trong phạm vi hẹp. Chăn nuôi heo đang hình thành xu hướng mới, giảm số lượng nhỏ lẻ, tăng quy mô lớn, chú trọng con giống siêu nạc.
Lĩnh vực khai thác nuôi trồng thủy sản cũng vượt kế hoạch. Sản lượng thủy sản đạt hơn 150.500 tấn, trong đó khai thác biển hơn 149.900 tấn và khai thác nội địa 639 tấn. Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, số tiêu chí bình quân/xã là 7 tiêu chí/xã, tăng 0,94% so với cuối năm 2013. Hiện Sở đã giải ngân 79,66% kế hoạch vốn cho các dự án.
Năm 2015, Quảng Ngãi phấn đấu đạt giá trị sản xuất toàn ngành 3.365 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2014. Sản lượng lương thực 479.700 tấn, năng suất bình quân 57,3 tạ/ha.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ chỉ ra rằng, năm 2014 được coi là năm thành công của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên thành công này là thành công hơn năm 2013 chứ chưa có những chuyển biến thực sự, các chỉ tiêu kế hoạch có tăng, nhưng chưa lớn, từ chất lượng đến số lượng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành khẩn trương thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời phải dự báo thị trường, không thực hiện tràn lan, hình thành chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư cơ giới hóa, dồn điền đổi thửa, thuyết phục nhân dân từ hiệu quả các mô hình. Phải hoàn thành đề án vào cuối tháng 1 năm 2015 để trình Thường trực Tỉnh ủy xem xét cho ý kiến.
Cần chú trọng đến thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ càng sớm càng tốt để người dân được hưởng lợi; lập thủ tục trình Trung ương xin vốn để sửa chữa 32 hồ chứa nước xuống cấp và mở rộng hệ thống Thạch Nham…
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng cho 3 tập thể: Chi cục Thủy lợi&Phòng chống lụt bão, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh và cá nhân ông Lê Văn Sơn- Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; 11 cá nhân và tập thể được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Related news
Ngày 6/7, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức cho đoàn đại biểu đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và người tiêu dùng tham quan chuỗi chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn và trang trại hữu cơ Bảo Châu, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.
Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.
Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.
“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.
Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá