Agribank giải ngân 674 tỷ đồng cho ngư dân

Trong số 647 tỷ đồng giá trị hợp đồng vay vốn, 265 tỷ đồng dư nợ cho vay theo NĐ 67 Agribank đạt được đến thời điểm 30.9.2015, đóng mới, nâng cấp tàu khai thác đạt trên 459 tỷ đồng, dư nợ đạt trên 176 tỷ đồng; đóng mới, nâng cấp tàu dịch vụ hậu cần đạt trên 187 tỷ đồng, dư nợ trên 89 tỷ đồng.
Với mong muốn ngày càng có nhiều ngư dân cả nước được hưởng lợi từ chương trình này, các chi nhánh Agribank trong hệ thống như Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế, Ninh Thuận, Quảng Trị, Nghệ An, Sầm Sơn, Thanh Hóa, Nam Định, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Cà Mau, Bình Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre, Vũng Tàu…
Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương các cấp triển khai hiệu quả cho vay tàu “67”, cử cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát địa bàn, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu vay vốn của ngư dân, hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục…
Related news

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.

Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.