Một Số Số Liệu Thống Kê Ngành Thủy Sản Năm 2013

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2013, sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 5,918 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cá đạt 4,400 triệu tấn, tăng 1,3%; tôm đạt 704.000 tấn, tăng 11,7%.
Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1,037 triệu ha, giảm 0,2% so với năm 2012. Trong đó diện tích nuôi cá tra 10.000 ha, giảm 7,2%; diện tích nuôi tôm 637.000 ha, tăng 1,6%.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả năm ước tính đạt 3,21 triệu tấn, tăng 3,2% so với năm trước. Trong đó cá là 2,4 triệu tấn, tăng 0,2%; tôm 544.900 tấn, tăng 15%.
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có xu hướng phát triển mạnh thay cho nuôi tôm sú. Năm 2013, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 65.200 ha, gấp gần 2 lần so với năm trước; sản lượng đạt 230.000 tấn, tăng 56,5%.
Sản lượng cá tra cả năm ước tính đạt 1,17 triệu tấn, giảm 6% so với năm 2012. Sản lượng cá tra giảm do sản xuất gặp khó khăn trong thời gian dài do giá bán cá tra nguyên liệu giảm trong khi giá chi phí đầu vào tăng. Tuy nhiên, nuôi cá tra đang có những chuyển dịch khá mạnh theo hướng tăng diện tích thả nuôi ở khu vực doanh nghiệp và giảm diện tích thả nuôi ở khu vực hộ gia đình.
Diện tích nuôi cá tra của các doanh nghiệp tại một số địa phương như sau: Bến Tre 1.823 ha, tăng 50% so với năm trước; Đồng Tháp 1.080 ha, tăng 20%; An Giang 538 ha, tăng 70%; Tiền Giang 127 ha, tăng 40%. Nhiều cơ sở nuôi cá tra đang từng bước nâng cao kỹ thuật, áp dụng các quy trình chuẩn nuôi thủy sản an toàn nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu. Nuôi cá và các loài thủy sản khác phát triển mạnh, tập trung vào các loài đặc sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như: Cá diêu hồng, rô phi, trắm đen, cá sấu, ba ba, nghêu...
Năm nay, tuy thời tiết không thuận lợi, nhưng sản lượng thủy sản khai thác vẫn tăng, ước tính đạt 2,709 triệu tấn, tăng 3,3% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2,519 triệu tấn, tăng 3,5%.
Related news

Hồ tiêu Quảng Trị có thương hiệu bởi chất lượng, nhưng thứ cây truyền thống hiệu quả kinh tế cao này đang thối gốc, héo lá rồi chết hàng loạt khiến người làm vườn như ngồi trên đống lửa vì không có cách chữa trị.

Tháng tư trời nắng như đổ lửa, trên những ruộng dưa hấu ở các đội Sao Vàng, Truyền Thống, thị trấn Việt Trung (Bố Trạch - Quảng Bình), bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ mùa, chính trong năm. Thời điểm này, điệp khúc “được mùa mất giá” đang hiện hữu nơi đây khi giá dưa hấu đã tụt hơn một nửa so với năm ngoái, đồng thời một số chủ ruộng dưa lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười vì thương lái “bỏ của chạy lấy người”...

Chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Lộc (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang) Nguyễn Thành Nhơn cho biết vụ xoài thu hoạch sớm năm nay nguồn cung không đủ cầu và có giá cao kỷ lục.

Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng trên vùng đất sản xuất kém hiệu quả, đang được người dân các địa phương trong tỉnh quan tâm áp dụng. Mới đây người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã thử nghiệm trồng giống táo dây xanh trên vùng đất khô hạn, bạc màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ.

Cam Lộ (Quảng Trị) là một huyện trung du, có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thủy văn và các vùng sinh thái khác nhau thích ứng cho quá trình đa dạng hóa nông nghiệp, trong đó lợi thế nhất là đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Thực tế trong những năm qua, với sự tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh, nông dân trong huyện đã khai thác được thế mạnh về đất đai và lao động đưa lại hiệu quả khá cao trong sản xuất cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi trâu bò đàn.