Một Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả

Trong những năm gần đây mô hình nuôi bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao do chi phí đầu tư ít, không chịu nhiều rủi ro nên được nhiều hộ nông dân lựa chọn. Một trong số đó là mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của hộ gia đình anh Lê Văn Hồng ở thôn Tây Giang, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Việc nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hồng bắt đầu từ năm 2012. Sau khi tình cờ đọc được mô hình nuôi bồ câu Pháp trên một tờ báo, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh quyết định vào Quảng Nam mua 30 cặp giống về nuôi thử, mỗi cặp giá 450 nghìn đồng.
Qua quá trình nuôi thử, thấy bồ câu Pháp dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn đơn giản, chủ yếu là thóc và ngô, thịt lại là thực phẩm giàu dinh dưỡng, người dân có nhu cầu sử dụng cao, lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc, anh quyết định thực hiện mô hình này. Nhờ làm tốt khâu chăm sóc nên đàn bồ câu của gia đình anh cứ tăng dần qua từng tháng.
Là nông dân, từng trải qua nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi nên anh Hồng đã rút ra được một bài học quý báu đó là nuôi bồ câu cũng như nuôi các loại gia cầm khác, điều quan trọng nhất là con giống, vệ sinh chuồng trại, cách phòng dịch và thức ăn. Để bảo đảm an toàn phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại và phun thuốc phòng ngừa dịch bệnh cho đàn bồ câu. Thực hiện tốt các điều kiện cơ bản đó coi như thành công một nửa.
Theo anh Hồng, chim bồ câu dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít bệnh tật, sinh sản nhanh và dễ tiêu thụ. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì khâu chọn giống là quan trọng nhất, nên chọn chim bồ câu giống có lông bụng dày mượt, không có dị tật, lanh lợi. Bên cạnh đó, người nuôi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh môi trường và theo dõi sự phát triển của đàn chim từ lúc đẻ, ấp trứng cho đến lúc trưởng thành.
Muốn vậy, chuồng trại phải bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, yên tĩnh và đủ ánh sáng mặt trời, bảo đảm tránh mưa và không có gió lùa. Vợ chồng anh bố trí chuồng trại trên nền xi măng cao và kiên cố để tránh những thiệt hại do thời tiết gây ra. Trong diện tích 120m2 chuồng nuôi, anh chia làm 240 ô, mỗi ô 2 con chim giống bố mẹ, trong ô đặt một ổ đẻ lót bằng rơm khô. Ngoài ra còn có máng ăn, máng uống, lúc nào cũng sạch sẽ và thay rửa thường xuyên, tránh bị phân và lông chim làm ô nhiễm.
Bồ câu Pháp thường sinh sản rất nhanh, từ chim giống đến khi sinh sản được chỉ mất khoảng 2,5 - 3 tháng, mỗi lần bồ câu đẻ hai trứng, ấp khoảng 20 ngày là nở . Nếu nuôi chim để làm giống thì tiến hành tách chim non khỏi chim mẹ khi chúng được 30 - 40 ngày tuổi, đối với nuôi chim lấy thịt là 18 ngày tuổi.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có thể dùng nhiều loại thức ăn như: lúa, gạo, cám trộn lẫn...; cần cho chúng ăn thêm thức ăn công nghiệp, nhằm bổ sung khoáng chất và vitamin; cho chim ăn 2 lần trong ngày, buổi sáng và buổi chiều; nước uống của chim phải sạch sẽ và thay hàng ngày. Vào ban đêm có thời tiết lạnh, có thể lắp thêm đèn để sưởi ấm cho chim.
Như vậy, có thể thấy, quá trình sinh sản của chim bồ câu liên tục và khá nhanh, hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Với 100 cặp chim bồ câu ở độ tuổi đang sinh sản, mỗi tháng gia đình anh Hồng có khoảng 45 cặp chim bồ câu vừa giống vừa thịt. Nếu tính giá 1 cặp chim giống hiện bán trung bình 150.000 - 450.000 đồng, giá chim thịt khoảng 100.000 đồng/cặp thì mỗi tháng gia đình anh Hồng có nguồn thu từ 9 - 10 triệu đồng.
Giá thức ăn cho bồ câu vào khoảng 8.000 đồng/1kg, một ngày trung bình 100 cặp chim ăn hết 10 kg thức ăn, một tháng khoảng 3 tạ thì chi phí thức ăn chỉ hết khoảng 2 đến 3 triệu đồng. Như vậy, mỗi tháng, sau khi trừ đi các khoản chi phí, anh Hồng có lãi từ 5 - 6 triệu đồng. Đối với một người làm nghề nông thì đây là một nguồn thu nhập rất đáng kể.
Anh Hồng cho biết: Mô hình nuôi bồ câu Pháp đang được mở rộng trong xã. Với các hộ gia đình thuần nông, điều kiện kinh tế khó khăn, đây là hướng làm kinh tế hiệu quả để thoát nghèo.
Related news

Huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có hơn 1.450 ha ca cao trồng xen trong vườn dừa, tập trung nhiều nhất tại các xã Xuân Đông, Hòa Định, Bình Ninh và An Thạnh Thủy. Hiện nay, hầu hết các xã có vườn ca cao đều xuất hiện đàn sóc hoang dã gây hại.

Hiện nay, nông dân canh tác vườn các xã trên địa bàn huyện Tịnh Biên (An Giang) đang thu hoạch xoài sớm, với mức giá bình quân 8.000 đồng/kg. Ông Đinh Văn Được, nông dân xã An Cư, cho biết: “Giá xoài năm nay không cao hơn cùng kỳ, nhưng người trồng cũng có lời từ 2 triệu - 3 triệu đồng/công. Xoài đầu mùa thường có giá cao, khi vào vụ thu hoạch rộ thì giá giảm nhưng vẫn mang lại lợi nhuận”.

Không như những năm trước đây người dân chỉ trồng dưa để phục vụ cho Tết Nguyên đán, hiện nay rất nhiều nông dân trên địa bàn huyện Định Quán (Đồng Nai) đã tiến hành xuống giống dưa để chuẩn bị phục vụ cho dịp Tết Dương lịch 2014.

Với chất lượng ngon, ngọt nên xoài cát Hòa Lộc là một trong những loại trái cây được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, “điệp khúc trúng mùa, rớt giá” vẫn thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, một số nhà vườn ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý xoài ra hoa rải vụ nhằm bán được giá cao.

Theo đánh giá của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh thuỷ sản có nhiều diễn biến phức tạp, tuy có giảm hơn so với năm 2012, nhưng một số dịch bệnh xuất hiện trong giai đoạn cuối tháng 5-2013, ở trên địa bàn huyện Tiên Yên với diện tích trên 600ha tôm sú tại xã Hải Lạng gây thiệt hại cho 311 hộ dân; trong tháng 6, dịch bệnh bùng phát tại phường Hà An (TX Quảng Yên) đã có 966.000 con tôm giống từ 45-70 ngày tuổi bị chết; dịch bệnh trên tu hài do nhiễm Perkinsus vẫn xảy ra rải rác tại các hộ nuôi mới ở huyện Vân Đồn; bệnh đốm trắng và vi khuẩn ở tôm thẻ chân trắng bị chết tại huyện Đầm Hà. Ngoài ra, một số lượng cá lồng bè bị chết ở Vân Đồn, Đầm Hà, Móng Cái... chưa phát hiện nguyên nhân cụ thể.