Thử Nuôi Dế Nhũi

Đó là trường hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Chính, ngụ tại ấp Phủ - xã Tân Phong (Thạnh Phú - Bến Tre). Mỗi con dễ nhũi giá 250 - 300 đồng, anh thu hoạch đều đều 400 - 500 con/ngày.
Ông Diệp Văn Chiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Vợ chồng anh Chính sống bằng nghề làm thuê, được xã vận động xây tặng một nhà tình thương năm 2007. Sau đó, nhờ nghề nuôi dế nhũi bán cho thương lái, nên anh có thu nhập khá và thoát nghèo năm 2011”.
Anh Chính được người bà con chỉ dẫn cách ủ lá cây để bắt dế nhũi. Anh Chính thử nghiệm trên miếng đất trống 9m2 bên hông nhà mình thì bắt được khá nhiều dế nhũi. Sau đó, anh xin những người có đất trống (tận dụng đất bìa chéo) để lên liếp (đắp bờ) nuôi dế nhũi. Lâu ngày, anh rút được nhiều kinh nghiệm và làm quen với những thương lái chuyên thu mua dế nhũi, bán được với số lượng nhiều.
Người nuôi dế phải xới đất cho nhuyễn để lên liếp, chiều ngang khoảng 50cm, cao khoảng 40cm (giữ mực nước dưới chân liếp khoảng 20cm). Sau đó, thoa lên một lớp bùn mỏng, rắc lúa rồi phủ lá dừa hoặc cỏ khô (rơm khô); cuối cùng là thả dế nhũi trống vào (để nhữ dế từ nơi khác tới). Sau khi ủ được khoảng 4-5 ngày thì mở lớp rơm (cỏ khô) lên, xới nhẹ cho xốp đất, nếu đất chưa xốp thì tiếp tục xới, xong đậy lại.
Anh Chính cho biết: “Đối với những liếp mới làm khoảng một tuần, nếu thăm chừng có dế thì người nuôi có thể thu hoạch, nhưng phải để lại một số dế trống để nhữ dế khác vào”. Theo anh Chính, mùa dế rộ hàng năm vào các tháng 5, 6, 9, 10 (âm lịch), khoảng từ ngày 25 tháng 5 đến mùng 5 tháng 6 hoặc từ 25 tháng 6 đến mùng 5 tháng 7; vào những thời điểm này, người nuôi có thể thu hoạch 2 ngày/lần hoặc mỗi ngày/lần (tùy theo lượng dế có được nhiều hay ít). Vào mùa dế rộ, miếng đất trống (khoảng 9m2) bên hông nhà anh Chính có thể thu hoạch được khoảng 400 - 500 con dế mỗi ngày.
Hiện tại, anh Chính bán được 250 đồng/con dế nhũi cho khách hàng là dân địa phương làm nghề câu cá, giá 300 đồng/con cho khách hàng là thương lái từ TP. Hồ Chí Minh hoặc ở TP. Bến Tre tới mua. Vào mùa dế rộ, mỗi ngày anh Chính bán được khoảng trên 5.000 con dế. Trưởng ấp Phủ, anh Huỳnh Văn Tây cho biết: Lúc đầu, tôi cũng không tin mỗi ngày anh Chính có thể bắt được tới vài ngàn con dế. Khi tôi đến đây ban đêm mùa dế rộ thì thấy dế từ nơi khác bay tới tấp vào liếp nuôi.
Ông Diệp Văn Chiến cho biết, anh Chính có quyết tâm cao để thoát nghèo. Nhờ cần cù, chịu khó mà anh đã có được một nghề khá thú vị, không cần vốn. Tại xã, hiện có vài hộ nuôi dế nhũi nhưng lượng dế thu hoạch được không nhiều như anh Chính.
Related news

Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.

Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.

Việc suy giảm nguồn lợi là do hoạt động giám sát nghề cá lỏng lẻo. Loài cá chình Nhật Bản hiện đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hiện đang tiến hành nốt các công việc xem xét lại các tiêu chuẩn thủy sản của mình trong 2 tháng cuối cùng của quy trình đánh giá 2 năm một lần.

Các nhà nghiên cứu Thái Lan mới phát triển một phương pháp mới nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS).