Một gia đình văn hóa xuất sắc, làm kinh tế giỏi

Gia đình ông Nguyễn Văn Thơm, ở thôn Phú Kim, xã Cát Trinh (huyện Phù Cát) luôn gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào của thôn, xã; đóng góp tích cực trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa tại địa phương.
Sau nhiều năm nỗ lực lao động, vất vả khai hoang vỡ hóa, đất không phụ công người, vợ chồng ông đã thở phào nhẹ nhõm và tự tin trước mô hình kinh tế tổng hợp của mình là trang trại với gần 11 ha đất đồi dưới chân hồ chứa nước suối Chay, gồm 7 ha điều, 3 ha bạch đàn, 0,5 ha lúa, nuôi hơn 23 con bò, 20 con dê và hàng chục con gà thả vườn. Thu nhập từ trang trại, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm vợ chồng ông còn lãi trên 230 triệu đồng.
Ông đã tận dụng nguồn nước từ các khe núi, đắp bờ ngự thủy, lắp đặt đường ống dẫn nước về trang trại và sử dụng tua-bin tạo ra dòng điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt gia đình. Vườn điều của ông đạt hiệu quả cao nhờ thực hiện theo quy trình: Sau khi thu hoạch thì tỉa cành tạo tán, đầu mùa mưa cày xới xung quanh gốc và bón phân hỗn hợp (gồm phân chuồng, NPK, kali). Nếu giai đoạn điều ra hoa mà gặp mưa, khi dứt mưa cần nhanh chóng phun thuốc kích thích đậu quả để hạn chế tình trạng hoa điều bị rụng.
Về kinh nghiệm chăn nuôi bò lai, ông Thơm chia sẻ: “Trước hết, chọn bò có tầm vóc tốt; chăm sóc chu đáo; công tác tiêm phòng luôn được đặt lên hàng đầu, mỗi năm tiêm phòng 2 lần thì chăn nuôi mới đảm bảo. Nhờ vậy mà mấy chục năm qua, đàn bò của tôi luôn phát triển tốt chưa xảy ra dịch bệnh”.
Ông Thơm chia sẻ: “Vùng đất này khá thuận lợi là gần hồ chứa nước, lại bằng phẳng, nên tôi chọn làm trang trại trồng điều và nuôi bò lai là chính. Làm ăn có hiệu quả, có cuộc sống tương đối đầy đủ như thế này, vợ chồng tôi mừng lắm”. Mô hình kinh tế tổng hợp của ông còn giải quyết việc làm ổn định cho một số lao động tại địa phương. Không chỉ làm giàu cho mình, ông còn động viên, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con quanh vùng, để có nhiều gia đình biết làm kinh tế, cùng làm giàu.
Bên cạnh phát triển kinh tế, gia đình ông tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; thôn, xóm văn minh sạch, đẹp; nhiều năm qua liên tục được công nhận gia đình văn hóa xuất sắc và hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Bản thân ông được tặng nhiều giấy khen, bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Theo ông Lương Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phù Cát: Mô hình phát triển kinh tế của ông Thơm khá đa dạng cây có, con có, và đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức cho nông dân trong huyện đến tham quan, học tập mô hình của ông Thơm, giúp nhiều hộ nông dân học tập, làm theo và làm giàu ngay trên mảnh đất của mình, để ngày càng có nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện”.
Related news

Năm 2004, với sự hỗ trợ quốc tế, cây ca cao được khởi động ở Việt Nam với các bước khá căn cơ, quy hoạch đến 2020 là 50.000ha. Hiện nay con số này khoảng 25.000ha, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, chủ yếu trồng xen vào vườn dừa, điều, cà phê, cây ăn trái... 10.000ha trong số này đã thu hoạch, với 5.000 tấn hạt. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới đang tăng, đặc biệt là vùng Trung Đông, Brazil, Nga, Ukraine, Trung Quốc trong khi sản lượng toàn cầu không tăng nhiều. Nhưng ca cao có số phận khá long đong so với cây trồng khác.

Mô hình trồng xoài Đài Loan của nông dân xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới - An Giang) mang lại nguồn thu nhập khá cao. Là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng xoài Đài Loan, chị Nguyễn Ngọc Huyền khoe: “Cứ một héc- ta trồng xoài Đài Loan thu lãi gần 20 triệu đồng”.

Từ nhiều năm trở lại đây, vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã trở thành “miền đất hứa” của cánh nhà nông trồng dưa hấu. Có năm lãi lớn, không ít hộ kiếm được cả trăm triệu đồng trong vòng vài tháng. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, giá dưa liên tục thấp đã khiến người dân lỗ nặng.

Anh Phạm Thanh Hợp, cán bộ khuyến nông xã Phong Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) chỉ cho chúng tôi những cây nhãn ghép gần một năm trước đây đang vươn những cành mới khỏe mạnh. Anh hồ hởi: “Đợt ghép nhãn thứ 2 trên địa bàn xã vừa hoàn thành với hơn 1.000 cây, người dân đã hiểu và tin tưởng hơn vào khoa học, kỹ thuật tân tiến để phục hóa vườn tạp”.

Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...