Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở rộng diện tích trồng cam Xã Đoài

Mở rộng diện tích trồng cam Xã Đoài
Publish date: Friday. October 9th, 2015

Cấp giống cam Xã Đoài cho bà con nông dân huyện Na Rì (Bắc Kạn).

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 xác định chú trọng quy hoạch các đối tượng cây trồng chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó, cây cam, quýt được quy hoạch phát triển với diện tích 1.500ha.

Góp phần thực hiện chủ trương này, năm 2007, Sở Khoa học Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện Dự án “Quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất tập trung cam quýt đào lê tại Bắc Kạn, giai đoạn 2005 - 2010”. Dự án đã trồng thử nghiệm 04 giống cam tại xã Rã Bản (Chợ Đồn), với tổng diện tích 25ha.

Sau hơn 7 năm trồng thử nghiệm cho thấy, giống cam Xã Đoài có ưu điểm nổi trội so với các giống cam khác. Cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, năng suất bình quân đạt 80 - 100kg quả/cây.

Khi chín quả có màu sắc đẹp, hương vị thơm ngọt, ít hạt, mỗi quả nặng từ 200 - 250g.

Thời gian cho thu hoạch kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 1 năm sau, giá bán đạt từ 20.000 - 25.000 đồng/kg- cao hơn cam, quýt giống địa phương cùng thời điểm… Từ những ưu điểm trên, cây cam Xã Đoài đã được lựa chọn để mở rộng canh tác, góp phần đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả của tỉnh.

Trao đổi về những ưu điểm của cây cam Xã Đoài trồng tại Bắc Kạn, anh Lý Phúc Chi ở thôn Nà Phung, xã Rã Bản (Chợ Đồn) cho biết:

"Gia đình tham gia trồng khảo nghiệm 60 cây cam Xã Đoài. Giống cam này sinh trưởng nhanh, ít bị sâu bệnh hơn so với các loài cam bản địa- đặc biệt là ít bị sâu đục thân. S

au 10 năm trồng, loại cây này cho năng suất rất đều, thường năm sau cao hơn năm trước (đạt bình quân trên 50kg quả thương phẩm đẹp/cây). Vườn cam 60 gốc (1.500m2) cho thu hoạch khoảng 3 tấn quả mỗi vụ, giá bán 20.000đ/kg, đem lại thu nhập 60 triệu đồng. N

ếu còn đất, nhất định gia đình sẽ mở rộng diện tích trồng cam Xã Đoài để tăng thu nhập". Theo kinh nghiệm của anh Chi, bà con trồng cam Xã Đoài cần lưu ý đặt bẫy diệt trừ ruồi vàng đục quả từ tháng 7 hằng năm để không bị ảnh hưởng tới năng suất.

Sau khi khảo nghiệm đạt kết quả tốt, hiện nay Viện Nghiên cứu Rau quả đang tiếp tục triển khai Dự án “Xây dựng mô hình trồng cam Xã Đoài tại tỉnh Bắc Kạn”.

Mục tiêu cụ thể của Dự án là ứng dụng quy trình kỹ thuật đã thử nghiệm thành công tại xã Rã Bản (Chợ Đồn) để xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa cam Xã Đoài với diện tích 30ha tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì.

Dự án đã tiến hành tuyển chọn cây ưu tú tại xã Rã Bản để khai thác mắt ghép phục vụ nhân giống. Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Rau quả đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cam cho 350 người dân của 6 xã tham gia dự án, gồm: Rã Bản (Chợ Đồn), Cao Trĩ, Mỹ Phương, Yến Dương (Ba Bể), Văn Minh, Lam Sơn (Na Rì).

Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, cùng các đơn vị, địa phương liên quan tiến hành kiểm tra tiến độ Dự án “Xây dựng mô hình trồng Cam Xã Đoài tại tỉnh Bắc Kạn”.

Qua đó cho thấy, diện tích cam Xã Đoài tại các mô hình do dự án triển khai đang sinh trưởng bình thường. Tại xã Văn Minh (Na Rì), vườn cam Xã Đoài của một số hộ dân đã bắt đầu ra hoa và bói quả.

Đoàn kiểm tra đã lưu ý một số hộ dân chú trọng hơn nữa công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh - nhất là bệnh thối rễ và xoăn lá.

Sau khi nghiên cứu về kết quả các dự án khảo nghiệm, hiện một số địa phương khác ngoài vùng dự án cũng đã sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế để đầu tư mở rộng diện tích trồng cam Xã Đoài.

Tại huyện Chợ Mới, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã triển khai trồng 49ha cam Xã Đoài tại các xã phía Tây giáp huyện Chợ Đồn như Mai Lạp, Thanh Mai.

Huyện Na Rì trồng trên 8ha vào vụ hè thu vừa qua, tại các xã Văn Minh, Kim Lư và Văn Học.

Với những giá trị kinh tế mà mô hình khảo nghiệm đã chứng minh, việc mở rộng diện tích trồng cam Xã Đoài sẽ góp phần giúp tỉnh xây dựng các vùng sản xuất cam hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế cho người dân các địa phương.


Related news

Hướng Đến Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Hướng Đến Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát huy lợi thế ven viển, huyện đã triển khai các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Friday. November 1st, 2013
Thành Giám Đốc Từ 50 Con Gà Thành Giám Đốc Từ 50 Con Gà

Không chỉ người dân Hải Phòng mà người nuôi gà ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đều biết tiếng tăm của Công ty CP Giống gia cầm Lượng Huệ. Để có thành công đó, vợ chồng anh Lượng đã trải qua bao gian nan với những sự cố thót tim...

Friday. November 1st, 2013
Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Theo Hướng VietGap Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Theo Hướng VietGap

Được Trung tâm Khuyến Nông Ngư quốc gia hỗ trợ kinh phí, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng thí điểm mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGap. Mô hình giúp các hộ nuôi hướng đến sản xuất sản phẩm sạch.

Saturday. November 2nd, 2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Xen Canh Cây Ăn Trái Ở Thị Xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Xen Canh Cây Ăn Trái Ở Thị Xã Buôn Hồ (Đắk Lắk)

Do đất cằn cỗi, vườn cà phê đạt năng suất thấp, năm 2003, sau khi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, gia đình chị Chu Thị Dần ở Tổ dân phố 7, phường Thiện An (TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk) quyết định trồng xen các loại cây ăn trái như: Bưởi, cam, quýt trên diện tích 1,3 ha cà phê.

Saturday. November 2nd, 2013
Hiệu Quả Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa Hiệu Quả Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa

Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 3 huyện Tân Hồng, Tháp Mười, và Châu Thành thu được nhiều kết quả tích cực.

Saturday. November 2nd, 2013