Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Rộng Diện Tích Cánh Đồng Lớn Lên Hơn 60.000 Ha

Mở Rộng Diện Tích Cánh Đồng Lớn Lên Hơn 60.000 Ha
Publish date: Wednesday. March 5th, 2014

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh An Giang đã quy hoạch tiểu vùng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn với quy mô 25.000 ha, sản xuất từ 2 đến 3 vụ/năm, nâng tổng diện tích này trên 60.000 ha/năm.

Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, với các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, sản xuất bằng các giống lúa xác nhận, chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Qua đó, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cánh đồng lớn, nông dân sản xuất lúa trong vùng tham gia hợp đồng đều có lợi ích.

Tỉnh An Giang đang thực hiện lộ trình để doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo liên kết với nông dân ở các tiểu vùng quy hoạch xây dựng cánh đồng lớn, dần hình thành các cánh đồng lớn, gắn liền với nhà máy chế biến gạo xuất khẩu và hệ thống kho chứa theo quy định, giúp các doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu gạo.

Trong vụ đông xuân 2013-2014, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai theo mô hình cánh đồng lớn trên diện tích 16.000 ha. Hiện nay nông dân An Giang còn tham gia nhiều mô hình như liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích ngày càng mở rộng.

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, thực tế sản xuất từ các mô hình này cho thấy, giá thành sản xuất đã giảm từ 10 đến 20%, tiết kiệm cho nông dân mỗi năm trên 170 tỉ đồng, đồng thời còn nâng cao được chất lượng lúa, gạo xuất khẩu.


Related news

Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Friday. June 21st, 2013
Ra Tù Làm... Ông Chủ Ra Tù Làm... Ông Chủ

Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.

Saturday. June 22nd, 2013
Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

Tuesday. March 5th, 2013
Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.

Thursday. March 7th, 2013
Nông Dân Méo Mặt Vì Nông Dân Méo Mặt Vì "Bệnh Lạ" Trên Cây Bắp Ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)

Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.

Thursday. March 7th, 2013