Cây Hồng Xiêm Giúp Hàng Nghìn Hộ Dân Thoát Nghèo

Tiền Giang đang phát triển gần 3.000 ha trồng cây hồng xiêm, mỗi ha cho thu nhập gần 300 triệu đồng/năm.
Hiện nay, hồng xiêm là một trong số cây ăn quả có giá trị cao ở tỉnh Tiền Giang. Giá của trái cây này dao động từ 10.000 - 30.000 đồng/kg, mỗi ha trồng hồng xiêm cho thu nhập gần 300 triệu đồng/năm. Diện tích cây hồng xiêm của tỉnh Tiền Giang phát triển gần 3.000 ha, tập trung ở các xã ven sông Tiền thuộc huyện Châu Thành và Cai Lậy.
Gần đây, nhà vườn tỉnh Tiền Giang chú trọng phát triển vườn cây hồng xiêm năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như hồng xiêm Mặc Bắc, Mexico... Mỗi năm cây hồng xiêm ở địa phương cung cấp cho thị trường trên 52.000 tấn trái, giúp cho hàng nghìn hộ dân thoát nghèo vươn lên khá giả.
Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây hồng xiêm lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay hồng xiêm đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây hồng xiêm. Tới đây, diện tích trồng hồng xiêm của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/cay-hong-xiem-giup-hang-nghin-ho-dan-thoat-ngheo-365941.vov
Related news

Sáng 19-7, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng lên mức 41.300 đồng/kg. Như vậy so với đầu tuần giá cà phê đã tăng 1.500 đồng/kg. Đây là mức giá cà phê cao nhất trong vòng 2 tháng qua.

Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ mô hình nuôi cá giống. Một trong những hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu đầu tiên từ mô hình này là gia đình chú Nguyễn Văn Sáu ở ấp Tịnh Mỹ.

Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, dịch lở mồm long móng đang bùng phát mạnh tại 19 xã của 3 huyện là Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Kỳ Anh.

Trước đây, xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một - Bình Dương) nổi tiếng là vùng trồng rau diếp cá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết vào khoảng năm 2000 diện tích trồng rau diếp cá ở xã lên đến 50 - 60 ha. Từ năm 2007 đến nay, khi các dự án quy hoạch được thực hiện ở địa phương nên đa số nông dân không còn nhiều diện tích đất để canh tác. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 16 ha, chủ yếu trồng các loại rau màu.