Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP

Mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP
Publish date: Tuesday. December 1st, 2015

Vì vậy, việc sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP đang là một mô hình cần nhân rộng nhằm nâng cao chất lượng, phát triển cà phê theo hướng bền vững.

Để giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác theo phương thức cũ chuyển sang sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn và góp phần phát triển diện tích cà phê được chứng nhận, nâng cao thương hiệu cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản xây dựng “Mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP”.

Đây là cơ sở quan trọng để hình thành vùng sản xuất cà phê bền vững.

Theo đó, 14 hộ nông dân tại thôn An Lộc (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) tham gia xây dựng Tổ hợp tác sản xuất cà phê An Bình, với diện tích 27 ha.

Mô hình được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11-2015 với tổng kinh phí gần 210 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 50% kinh phí.

Sau khi triển khai, các hộ dân tại xã Ia Tiêm đã được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản hướng dẫn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP cho cà phê được cụ thể hóa thành những quy trình áp dụng trong điều kiện sản xuất và sơ chế:

Quy trình sử dụng phân bón với các nội dung; quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; quy trình thu hoạch, chế biến, bảo quản, xuất bán (kiểm tra thời gian cách ly, thu hoạch hái chọn quả chín tỷ lệ trên 80%, phơi khô quả đạt độ ẩm dưới 13%, sàng tạp chất, xát cà phê, vệ sinh cá nhân, đóng bao, bảo quản, xuất bán...);

Xây dựng hồ sơ ghi chép để có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt khi sản phẩm không an toàn, ghi chép những thông tin cần thiết trong quá trình sản xuất, sơ chế và xuất bán sản phẩm.

Sau 6 tháng thực hiện, đến nay, Tổ hợp tác sản xuất cà phê An Bình cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu.

Công ty cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert đã đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP cà phê cho tổ hợp tác.

Đến thời điểm này, các tổ viên đang tiến hành thu hái đợt 1 với sản lượng ước tính 40 tấn cà phê tươi và đã tìm được đầu ra cho sản phẩm với mức giá cao hơn thị trường.

Ông Phan Bá Vượng-thành viên Tổ hợp tác cho biết: “Sau khi tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt trong quy trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi nhận thấy việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình đã giảm được 3% tổng chi phí đầu vào.

Trên diện tích 27 ha, sản lượng cà phê nhân dự kiến thu hoạch trong năm nay là 100 tấn, với giá thu mua cao hơn giá thị trường 1.000 đồng/kg.

Đồng thời, chúng tôi được các công ty hỗ trợ chương trình giúp tổ hợp tác áp dụng kỹ thuật trẻ hóa vườn cây cà phê, đây là một việc làm đầy ý nghĩa bởi vì đa số vườn cây cà phê của chúng tôi hầu hết đã trên 16 năm và đang bước vào thời kỳ già cỗi, giảm năng suất”

Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: Mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng cà phê.

Qua đó, kiến thức của người sản xuất về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động, an toàn trong sản xuất đã được nâng cao rõ rệt sau khi nắm bắt thực hiện theo các quy định.

Các hộ nông dân tham gia mô hình đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tập quán canh tác của người dân đã thay đổi theo hướng khoa học hơn.

Người dân đã ý thức được sản xuất và thu hoạch cà phê đúng tiêu chuẩn là rất cần thiết, nhờ đó, chất lượng hạt cà phê được nâng cao.

Đây là cơ hội để sản phẩm của người nông dân có thể tiếp cận, đàm phán với các nhà xuất khẩu, chế biến, rang xay được bán với giá cao hơn so với sản phẩm thông thường chưa được chứng nhận.

Theo thống kê của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản, hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 76/79 ngàn ha cà phê cho thu hoạch, năng suất bình quân 25,7 tạ/ha và sản lượng đạt 196.900 tấn cà phê nhân.

Hiện nay, chỉ có khoảng 2 ngàn ha cà phê được sản xuất theo một trong 4 tiêu chuẩn tiên tiến, với sản lượng khoảng 7 ngàn tấn.


Related news

Chủ Động Ương Cá Tra Giống An Toàn Sinh Học Ở Cai Lậy (Tiền Giang) Chủ Động Ương Cá Tra Giống An Toàn Sinh Học Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang thí điểm ương cá tra giống theo hướng an toàn sinh học, nhằm cải thiện chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu nuôi cá tra xuất khẩu. Toàn huyện có 350 ha ương cá giống, trong đó diện tích ương cá tra giống chiếm khoảng 30%, chủ yếu ở xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc và Tân Hội.

Wednesday. September 26th, 2012
Giá Gà “Lao Dốc”, Người Nuôi Lỗ Nặng Giá Gà “Lao Dốc”, Người Nuôi Lỗ Nặng

Trong 2 tháng trở lại đây, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn Bình Định liên tục giảm mạnh làm cho người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Nhiều trang trại, gia trại phải bỏ trống chuồng nuôi vì không còn vốn để tái đàn...

Thursday. June 20th, 2013
Giống Gà Mới Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Tây Ninh Giống Gà Mới Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Tây Ninh

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là giống gà quý hiếm, từng là vật tiến vua. Hiện nay, giống gà này đã được nuôi rộng rãi ở các các tỉnh phía Bắc và gần đây là khu vực tỉnh Đồng Nai. Tại Tây Ninh cũng đã xuất hiện một số hộ dân đầu tư và nuôi thử nghiệm giống gà mới này. Tuy bước đầu nuôi thử nghiệm nhưng thực tế đã cho thấy được hiệu quả kinh tế mà giống gà này mang lại.

Monday. April 29th, 2013
Làm Giàu Từ Rau Má Làm Giàu Từ Rau Má

Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, những năm gần đây, nông dân TP Cà Mau không ngừng tăng gia sản xuất với nhiều mô hình cho thu nhập khá, trong đó mô hình trồng rau má thương phẩm đang trở thành mô hình kinh tế bền vững, giúp nông dân từ nghèo đói vươn lên khấm khá.

Thursday. June 20th, 2013
Người Nuôi Vịt Lao Đao Vì Dịch Cúm Ở Quảng Ngãi Người Nuôi Vịt Lao Đao Vì Dịch Cúm Ở Quảng Ngãi

Trong vòng hơn một tháng qua, tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Nhiều hộ gia đình khốn đốn khi cả vốn lẫn lãi bỗng chốc tan biến như bọt nước.

Wednesday. September 26th, 2012