Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗ lực cứu cây vải chín sớm Phương Nam Quảng Ninh

Nỗ lực cứu cây vải chín sớm Phương Nam Quảng Ninh
Publish date: Tuesday. September 29th, 2015

Làm gì để quản lý hiệu quả bệnh này trong điều kiện chưa có thuốc đặc trị, đang là vấn đề nhà vườn rất quan tâm hiện nay?

Nếu phòng trừ đúng quy trình, nhà vườn hoàn toàn có thể quản lý được bệnh đốm nâu trên thanh long.

Lây lan nhanh và khó kiểm soát

Theo ông Võ Văn Men, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Tiền Giang, bệnh đốm nâu xuất hiện và phát triển mạnh ở các vườn thanh long của tỉnh khoảng từ 3, 4 năm trở lại đây. Lúc đầu, bệnh xuất hiện rải rác ở một số xã, sau đó lây lan rất nhanh ra diện rộng. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa.

Có thời điểm diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu trên toàn tỉnh lên đến trên 600 ha.

Còn theo thống kê của Chi cục, những tháng qua, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh này khoảng 250 ha.

"Hiện nay, mưa nhiều, bệnh đốm nâu đang có xu hướng phát triển, bà con cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh để phòng chống, ngăn chặn kịp thời" - ông Men khuyến cáo.

Ths. Nguyễn Thành Hiếu, Trưởng Bộ môn Bảo vệ thực vật (Viện Cây ăn quả miền Nam) cho biết, triệu chứng của bệnh, lúc đầu là những chấm li ti nhỏ hơi lõm vào bề mặt bẹ hoặc trái và chuyển dần sang màu trắng.

Về sau vết bệnh xuất hiện những chấm nhỏ màu cam ở vị trí trung tâm được bao bọc bởi vòng tròn màu vàng và rồi dần dần vết bệnh nổi lên thành đốm tròn màu nâu.

Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, các vết bệnh lan rộng ra, liên kết nhau thành từng mảng lớn làm sần sùi bề mặt nhánh, có thể gây thối từng mảng lớn.

Nấm gây ra bệnh này phát triển được từ nhiệt độ thấp đến nhiệt độ cao, nên có thể xuất hiện quanh năm, nhưng mạnh nhất vào mùa mưa.

Nấm gây ra bệnh đốm nâu có thể ký sinh tiềm ẩn trong tế bào của cây. Khi gặp ẩm độ thích hợp, chỉ sau vài giờ, nấm có thể xâm nhập rồi phát triển nhanh trên cây, gây thiệt hại đến năng suất và chất lượng trái thanh long.

Vì thế, bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, có thể gây hại trên diện rộng và rất khó kiểm soát.

Giải pháp tổng hợp, đồng bộ, triệt để

Những tháng qua, trong khi nhiều nhà vườn "đau đầu" và bị thất thu nặng do bệnh đốm nâu tấn công mạnh trên thanh long thì vườn thanh long 1 ha của anh Nguyễn Hồng Hoàng, ấp Lương Phú C, xã Lương Hòa Lạc (Chợ Gạo) có tỷ lệ nhiễm bệnh không đáng kể.

Đó là nhờ hơn 1 năm qua, anh Hoàng áp dụng theo hướng dẫn của các nhà chuyên môn về phòng trị bệnh đốm nâu trên thanh long.

Nói về biện pháp phòng trị bệnh này ở vườn nhà, anh Hoàng cho biết, được Viện Cây ăn quả miền Nam và cơ quan bảo vệ thực vật triển khai mô hình quản lý bệnh đốm nâu trên vườn thanh long của nhà vào tháng 9/2014, lúc đó, vườn thanh long của anh có tỷ lệ nhiễm bệnh đốm nâu khoảng 20 - 30%.

Thực hiện quy trình, anh đã cắt bỏ nhánh thanh long bệnh, "rút ruột" cây chỉ để lại khoảng 100 - 120 nhánh/trụ; tiêu hủy nhánh thanh long bị bệnh; bón phân cân đối; hạ mực thủy cấp xuống còn khoảng 7 tấc so với mặt liếp; cắt bớt cỏ trong vườn kết hợp sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật khi cần thiết.

"Đợt thu hoạch trái đầu tiên sau khi áp dụng quy trình quản lý bệnh đốm nâu, trung bình 1 tấn thanh long của vườn nhà tôi chỉ có khoảng từ 5 - 10kg trái bị nhiễm bệnh, tỷ lệ nhánh bị nhiễm bệnh khoảng 5%. Đến đợt thu hoạch kế tiếp, vườn không có trái nhiễm bệnh, tỷ lệ nhiễm bệnh trên nhánh rất ít" - anh Hoàng bộc bạch.

Đây là một trong nhiều mô hình quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long mà Viện Cây ăn quả miền Nam phối hợp cùng Chi cục Bảo vệ thực vật và các Trạm Bảo vệ thực vật triển khai trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Chi cục Bảo vệ thực vật còn phối hợp với các địa phương tổ chức rất nhiều lớp tập huấn về quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long.

Theo đánh giá của Chi cục, các mô hình trình diễn, mô hình nhân rộng cũng như những vườn thanh long được nhà vườn tuân thủ phòng trị đúng khuyến cáo của các nhà chuyên môn, hiệu quả phòng trị bệnh đạt khá cao.

Để quản lý hiệu quả bệnh đốm nâu trên thanh long, theo Ths. Nguyễn Thành Hiếu, ngoài giải pháp phòng trừ tổng hợp theo quy trình quản lý bệnh đốm nâu tạm thời trên thanh long của cơ quan chuyên môn, việc áp dụng quy trình một cách đầy đủ, đồng loạt, triệt để và trên diện rộng có ý nghĩa rất quan trọng.

Song, trước hết, nhà vườn cần tỉa nhánh thanh long bị bệnh, nhánh không hiệu quả để cây thông thoáng, giảm ẩm độ; tiêu hủy nhánh bị bệnh đúng cách (băm hoặc xay nhỏ nhánh bị chặt bỏ rồi ủ hoai), vệ sinh triệt để vườn, khai thông nước trong mương vườn.

Cùng với đó, nhà vườn cần bón phân, các chất trung, vi lượng cân đối, trong đó không nên bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón lá, bổ sung nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma; hạn chế sử dụng chất kích thích.

Khi bệnh mới xuất hiện, nhà vườn tiến hành phun các thuốc có chứa hoạt chất Mancozeb, Hexaconazole, Azoxystrobin, Propiconazole (phun ướt đều toàn tán cây).

Ngoài ra, nhà vườn có thể bao trái, không tưới nước trên ngọn, nhánh mà chỉ tưới dưới gốc thanh long vào mùa mưa; phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc "4 đúng", đảm bảo thời gian cách ly phun thuốc trước khi thu hoạch.

Riêng đối với vườn chuẩn bị trồng, nhà vườn cần chọn hom giống khỏe từ những cây, vườn thanh long không bị nhiễm bệnh hay cơ sở giống có uy tín.

Dù hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh đốm nâu trên thanh long, nhưng nếu tuân thủ đúng, triệt để quy trình quản lý bệnh đã được cơ quan chuyên môn khuyến cáo và cộng đồng cùng áp dụng, chúng ta hoàn toàn có thể quản lý tốt được bệnh này.

Ths. Nguyễn Thành Hiếu cho biết, bệnh đốm nâu trên thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra với nhiều tên gọi khác nhau như bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma.

Loại nấm này có phạm vi phân bố rộng và có nhiều ký chủ rộng rãi. Ngoài thanh long, nấm này còn có thể tấn công nhiều cây trồng khác như xoài, cây có múi, nho và nhiều loại cây hoang dại khác.

Bệnh xuất hiện, xâm nhập và phát triển rất nhanh (có thể lây lan qua không khí, nước, các dụng cụ cắt tỉa...) nên rất khó kiểm soát

. Hiện nay, ngoài Việt Nam, bệnh đốm nâu đã xuất hiện và gây hại trên thanh long ở nhiều nước, lãnh thổ như Đài Loan, Trung Quốc, Israel, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.

Ths. Hiếu cũng cho biết thêm, hiện nay, Viện Cây ăn quả miền Nam đang nghiên cứu các chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng với nấm này.


Related news

Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 2 Ha Đất Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 2 Ha Đất

Để có điều kiện tốt hơn cho con cái ăn học, ông Lý Nhịt Sau đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Năm 2007, ông Sau trồng xen tiêu vào vườn cà phê. Cách làm này giúp ông tăng thu nhập trên cùng một diện tích mà không phải phá bỏ vườn cà phê.

Friday. October 24th, 2014
Khóm Nghịch Mùa Được Giá Khóm Nghịch Mùa Được Giá

Do chi phí vật tư và tiền thuê nhân công tăng cao nên sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời từ 1,5 - 2 triệu đồng/công. Nhiều thương lái cho biết, với nguồn cung ít như hiện nay, chuyện khan hiếm khóm thương phẩm sẽ còn kéo dài đến tháng 12, vì vậy khả năng giá khóm sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Friday. October 24th, 2014
Ước Mơ Đưa Xoài Cát Phù Cát “Bay Xa” Ước Mơ Đưa Xoài Cát Phù Cát “Bay Xa”

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Friday. October 24th, 2014
Phát Triển Cây Ăn Trái Gắn Với Tiềm Năng, Lợi Thế Phát Triển Cây Ăn Trái Gắn Với Tiềm Năng, Lợi Thế

Thế mạnh của Sóc Trăng là bưởi da xanh, bưởi năm roi, nhãn và chuối. Tuy là thế mạnh với gần 28.000 ha nhưng đầu ra luôn bấp bênh, diện tích canh tác không ổn định. Vườn cây ăn trái được phát triển mạnh ở vùng ven Sông Hậu, những năm gần đây, cây có múi phát triển mạnh ở một số địa bàn thuần ngọt như Mỹ Tú, Châu Thành.

Friday. October 24th, 2014
Nhãn Ido Tăng Giá Nhãn Ido Tăng Giá

Nhãn Ido với ưu điểm năng suất cao gần gấp đôi nhãn tiêu da bò, trái nhãn Ido hạt nhỏ cơm dày, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng nên giá bán cao khoảng 25.000 - 26.000đ/kg. Nhãn da bò tuy tăng thêm 1.000 - 2.000đ/kg nhưng vẫn ở mức thấp 8.000 - 9.000đ/kg. Với giá này một công nhãn Ido có thể cho thu nhập từ 20 - 40 triệu đồng/công. Đặc biệt nhãn Ido không bị hoặc ít nhiễm bệnh chổi rồng nên nhà vườn đang mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Friday. October 24th, 2014