Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Ở Kim Bình

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đến nay sau 3 tháng triển khai, hầu hết đàn gà của các hộ gia đình đã cho thu nhập, trọng lượng đạt trung bình 2 kg/con, tổng thu ước đạt 279 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư ban đầu 107 triệu đồng, mỗi hộ lãi trên 4 triệu đồng.
Gia đình anh La Ngọc Hưng, thôn Pác Chài là một trong những hộ được tham gia mô hình cho biết, trên diện tích của khu vườn và chuồng trại rộng hơn 500 m2, gia đình anh nhận thả nuôi 100 con gà theo phương pháp an toàn trên nền đệm lót sinh học, tỉ lệ gà nuôi sống đạt 98%. Theo chị Hà Thị Nấm, thôn Khuổi Chán thì so với nuôi gà theo cách truyền thống thì nuôi gà an toàn sinh học có lợi thế hơn. Đó là gà được thả tự do ngoài vườn, được ăn các loại thức ăn như cỏ, côn trùng để bổ sung dinh dưỡng, chất lượng thịt gà thơm ngon.
Nuôi gà an toàn sinh học là hình thức sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót để xử lý phân gà nhằm hạn chế thấp nhất việc ô nhiễm môi trường, giảm mùi hôi và góp phần hạn chế bệnh cho đàn gà đặc biệt là bệnh về đường hô hấp; giúp giảm công lao động, các chi phí do phải dọn phân, thay chất độn lót chuồng. Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học bước đầu đã đạt được những tín hiệu đáng mừng, nhằm cải thiện được kinh tế, tăng thu nhập của các gia đình trên địa bàn xã Kim Bình.
Related news

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.

Về huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), chúng ta không chỉ thưởng thức được hương vị của bánh tét Trà Cuôn, mà còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của tôm khô Vinh Kim – một đặc sản đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng tôm khô Vinh Kim đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu.

Từ điểm trình diễn này, sẽ là cơ sở gợi mở, giúp cho bà con nông dân ở Cà Mau có thể lựa chọn thêm những loại hình sản xuất, chăn nuôi mới phù hợp để áp dụng vào thực tế của từng địa phương, gia đình góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.

Giá mía liên tục sụt giảm trong thời gian qua khiến cho người trồng mía ở các địa phương vùng ĐBSCL như Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… lao đao. Nghiêm trọng hơn tại nhiều địa phương, do mía đã vượt ngưỡng thu hoạch nhiều ngày nhưng không có thương lái tìm mua nên đã trổ cờ, chết khô giữa đồng.

Cục Cảnh sát Môi trường phía Nam vừa phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TPHCM kiểm tra hộ ông Trần Minh Thạch (phường Thới An, quận 12) và hộ ông Võ Quốc Quang (huyện Hóc Môn, TPHCM), phát hiện nhiều cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm được nuôi nhốt trái phép gồm: 1 sóc đen, 1 kỳ tôm, 7 gà lôi, 1 cầy gấm cực hiếm và nhiều sản phẩm ĐVHD khác như 27kg thịt gấu, chồn, dúi, heo rừng...