Khơi dậy cảm hứng sáng tạo của nhà nông

Hội thi Sáng tạo nhà nông năm 2014 có 9 giải pháp đạt giải, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho tác giả Nguyễn Ngọc Thanh (huyện Hoài Nhơn) với giải pháp “Máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học”.
Máy ép bún của anh thợ làng
Vốn là một thợ cơ khí lành nghề, anh Nguyễn Ngọc Thanh (thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn) đã mày mò, sáng chế thành công chiếc máy ép bún số 8 điều khiển tự động bằng mắt quang học.
Hiện tại, đã có khoảng 40 chiếc máy này được bán cho người dân làm bún khắp vùng.
Anh Nguyễn Ngọc Thanh bên chiếc máy ép bún tự động số 8 đoạt giải Nhất hội thi Sáng tạo nhà nông tỉnh Bình Định năm 2014.
Theo anh Thanh, máy ép bún số 8 giúp giảm nhân công và năng suất cải thiện đáng kể.
“Sau khi khởi động máy, người thợ chỉ cần đưa vỉ vào và mang bún ra phơi nhanh chóng.
Khi không có vỉ phơi tác động, bộ phận cảm biến bằng mắt quang học sẽ tự động nhận biết và điều khiển máy ngừng ép, nhưng động cơ vẫn hoạt động và chờ đến lượt vỉ phơi khác đưa vào mà không cần ngắt công tắc như trước” - anh Thanh tiết lộ.
Những sáng chế của nhiều ND khác cũng được công bố và tôn vinh từ hội thi Sáng tạo nhà nông do Hội ND tỉnh Bình Định tổ chức.
Chẳng hạn như “Máy thái rau, chế biến thức ăn cho chăn nuôi” của anh Nguyễn Văn Tiền, thôn Thượng Giang 1, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn.
Anh Tiền thấy việc xử lý thức ăn cho vật nuôi tốn khá nhiều thời gian và công sức nên anh đã bỏ công sức ngày đêm làm ra chiếc máy.
Chiếc máy đã được nhiều chủ trang trại chăn nuôi trong vùng hoan nghênh và sử dụng.
Ngoài ra còn chiếc máy trỉa đậu phộng (lạc) đa năng của ND Huỳnh Tiển (thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, Phù Cát).
Chiếc máy này đã giúp ND xuống giống đậu phộng vừa nhanh vừa đảm bảo mật độ kỹ thuật, tiết kiệm hạt giống.
Động viên, thúc đẩy cảm hứng sáng tạo
"Hội ND tỉnh luôn khuyến khích hội viên, ND phát huy sáng tạo trong lao động sản xuất; tổ chức nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật và sáng chế của ND vào sản xuất nông nghiệp, đời sống nông thôn”. Bà Lê Thị Kim Mai - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Định
Theo ông Trịnh Minh Vương - Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Hội ND tỉnh Bình Định, hội thi sáng tạo ND được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 2011.
Sau 4 năm triển khai đã có hàng trăm sáng tạo của ND được công bố, phổ biến.
Nhiều sáng chế hữu ích trên những lĩnh vực khác nhau, như trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí, ngành nghề nông thôn...
Trao đổi với NTNN, nhiều nhà nông sáng tạo cho rằng, động lực ban đầu để họ sáng chế không phải nhắm đến giải thưởng, mà đơn giản là xuất phát từ sự thôi thúc của thực tiễn sản xuất nông nghiệp, đời sống ở nông thôn.
“Thấy bản thân, gia đình hoặc bà con lối xóm tốn quá nhiều công sức, thời gian để làm ra một sản phẩm nào đó thì tôi tìm cách cải tiến, sáng chế ra thiết bị để giảm thời gian, công sức, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, từ đó thu nhập của ND cũng tăng lên.
Giải thưởng mang ý nghĩa động viên, khích lệ với người sáng chế và cổ vũ đối với những người đang nung nấu ý định sáng chế, sáng tạo khác…” - anh Nguyễn Văn Tiền bày tỏ.
Related news

Người nuôi cá rô đầu vuông ở ĐBSCL đang lâm vào tình cảnh của người nuôi cá tra, “chết đứng” hàng loạt. Thê thảm nhất có lẽ là người nuôi ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Đây chính là nơi gần 10 năm trước khởi nguồn phong trào nuôi cá rô đầu vuông khắp ĐBSCL.

Giá muối SX thủ công tại Khánh Hoà hiện đang ở mức từ 650-800 ngàn đồng/tấn, tăng từ 50-100 ngàn đồng/tấn so với tháng trước.

Hàng ngàn tấn hành tây tích trữ tại Đà Lạt hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây, tình hình sâu đục thân gây hại cà phê trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là trên địa bàn TP Đà Lạt, đã tái phát và diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Tính đến cuối tháng 5/2014, tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung của TP Đà Lạt đã có 440ha cà phê bị sâu đục thân gây hại.

Trong bốn năm trở lại đây, diễn biến khí hậu xảy ra khá thất thường và năm nay cũng không là ngoại lệ khi ở Nam Bộ tiết trời se lạnh kéo dài từ sau tết Nguyên Đán cho đến tháng 3, và đến đầu tháng 6 thì vẫn còn nắng nóng gay gắt và oi bức.