Nông dân tin tưởng kênh trả chậm qua Hội
Ông Bùi Văn Tưởng – Phó Chủ tịch Hội ND xã Việt Thống cho biết: Từ vụ mùa năm 2013, Hội ND tỉnh Bắc Ninh bắt đầu thực hiện đề án “Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân”.
Theo đó, được sự ủy thác của Hội ND tỉnh và Hội ND huyện, Hội ND xã Việt Thống đã cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cho ND.
Nhà nông sẽ được cung cấp đủ lượng phân bón theo nhu cầu của họ nhưng chưa cần phải thanh toán tiền ngay từ đầu vụ, mà sẽ trả sau 6 tháng (sau khi ND đã thu hoạch nông sản).
“Bất kỳ hội viên, ND nào có nhu cầu mua phân bón, đăng ký với Hội ND xã thì chúng tôi có trách nhiệm đứng ra tín chấp mua phân bón trả chậm cho họ.
Sau đó, Hội có trách nhiệm đứng ra tổ chức và thu hồi vốn khi đã hết thời hạn 6 tháng” - ông Tưởng bày tỏ.
Gia đình ông Nguyễn Văn Phước (thôn Thống Hạ) là một trong những hộ khó khăn được Hội ND xã đứng ra tín chấp mua phân bón NPK Lâm Thao trả chậm.
Với 8 sào ruộng, năm 2 vụ lúa và 3 sào trồng khoai tây vụ đông, mỗi năm gia đình ông Phước mua hơn 6 tạ phân bón NPK Lâm Thao trả chậm.
Sau 6 tháng thu hoạch lúa và khoai tây xong, có sản phẩm bán ông Phước mới phải trả tiền phân bón.
Ông Phước phấn khởi nói: “Trước đây không có tiền, gia đình tôi toàn phải mua chịu phân bón ở các đại lý với lãi suất cao.
Việc Hội ND trực tiếp đứng ra tín chấp mua phân bón trả chậm cho hội viên, ND đã giúp những hộ khó khăn như chúng tôi khắc phục được khó khăn thiếu vốn đầu tư trước mắt”.
" Mỗi tấn phân bón chúng tôi hưởng hoa hồng là 6.000 đồng từ phía nhà phân phối phân bón.
Làm vì lợi ích của hội viên, ND, chứ nếu người cán bộ hội chỉ tính toán vì lợi ích cá nhân thì không nên làm và không thể làm được”. Ông Bùi Văn Tưởng - Phó Chủ tịch Hội ND xã Việt Thống
Không khó khăn về kinh tế như gia đình ông Phước, nhưng nhiều năm nay hộ ông Nguyễn Văn Mô ở thôn Thống Hạ vẫn tin dùng mua phân bón trả chậm qua “kênh” Hội ND xã.
Ông Mô tâm sự: “Ba năm nay, năm nào nhà tôi cũng đăng ký mua hơn 7 tạ phân bón NPK Lâm Thao để bón cho 1 mẫu lúa và 3 sào khoai tây vụ đông.
Hội ND đứng ra tín chấp nên gia đình tôi yên tâm về chất lượng phân bón.
Bón phân NPK lúa cứng cây, mẩy hạt; khoai tây thì nhiều củ.
Không chỉ chất lượng tốt mà giá phân bón cũng phải chăng nên ND chúng tôi rất phấn khởi”.
Ông Tưởng cho biết: Dù là phân bón trả chậm nhưng giá phân bón thường chỉ bằng hoặc thấp hơn giá thị trường.
Không có chuyện bà con mua phân bón trả chậm do Hội ND đứng ra tín chấp phải chịu giá bán cao hơn giá thị trường bên ngoài.
Trong 3 năm qua, Hội ND xã Việt Thống đã cung ứng hơn 300 tấn phân bón NPK Lâm Thao trả chậm cho hội viên, ND toàn xã.
Related news
Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.
Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.
“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.
Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân.
Sau 6 tháng, cây chanh leo được trồng đảm bảo kế hoạch về diện tích, sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp người dân có thêm thu nhập và mở ra cơ hội phát triển sản xuất hàng hóa cho các địa phương. Có được kết quả đó là nhờ chương trình được triển khai theo mô hình liên kết “4 nhà”: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.