Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Từ Con Giống Sinh Sản Nhân Tạo

Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Từ Con Giống Sinh Sản Nhân Tạo
Publish date: Friday. July 11th, 2014

Cua biển là một trong những đối tượng thủy sản nước lợ có thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cua biển là đối tượng dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp thích hợp với các hộ nuôi gia đình, cua biển được nuôi ở nhiều vùng với nguồn con giống được đánh bắt ngoài tự nhiên.

So với nguồn cua giống tự nhiên, nguồn giống nhân tạo có nhiều ưu điểm vượt trội, kích cỡ đồng đều, sạch bệnh, sức đề kháng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.

Để chuyển giao nguồn con giống nhân tạo và kỹ thuật nuôi giúp các hộ sản xuất hiệu quả, Trạm Khuyến nông Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã thực hiện 3 mô hình “Nuôi cua thương phẩm từ con giống sinh sản nhân tạo”.

Với quy mô 3 ha/6 hộ, thời gian thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2014 tại xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông huyện Cần Giờ. Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đầu tư hỗ trợ 100% con giống nhân tạo (30.000 con, kích cỡ giống lớn hơn 1,2 cm/con, mật độ 1con/m2), 30% vật tư thức ăn.

Kết quả sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống đạt so với yêu cầu, trọng lượng cua thương phẩm bình quân 250 gram/con, ước tính sản lượng thu hoạch đạt 3,3 tấn/3ha. Sau khi trừ chi phí lãi đạt 160 triệu đồng.

Để nuôi cua thương phẩm đạt hiệu quả, các hộ nuôi phải chú ý đến nhiều khâu từ cải tạo ao nuôi đến chọn thả giống đúng quy cách, chất lượng con giống tốt, cung cấp thức ăn và phương thức cho ăn phù hợp, thường xuyên theo dõi quản lý nguồn nước trong ao nuôi như: nhiệt độ, độ mặn, độ pH…, định kỳ theo dõi sự tăng trưởng, tình trạng sức khỏe cua nuôi để điều chình lượng thức ăn và có biện pháp xử lý thích hợp.

Theo Ông Nguyễn Ngọc Đức – hộ tham gia mô hình: mô hình này đạt kết quả tốt, với 3 tháng nuôi đã có con đạt trọng lượng 300g/con. Theo yêu cầu mật độ thả nuôi phải 1 con/m2 nhưng nếu diện tích ao rộng thì nên nuôi với mật độ thấp hơn để cua sẽ mau lớn hơn.

Để tránh cua thất thoát ra ngoài, cần lưu ý nơi lấy nước ra vào. Nguồn cung cấp con giống nhân tạo hiện mua vẫn còn khó khăn và kiến nghị thành lập trại cung cấp giống tại địa phương.

Ông Trương Văn Năm, Trưởng Trạm Khuyến nông Cần Giờ cho biết: Để mô hình nuôi đạt tỷ lệ sống cao các hộ nuôi cần chú ý diệt tạp kỹ ao nuôi, con giống mới mua về ương nuôi trong vèo tới khi đạt kích cỡ 3-4 cm/con mới thả ra ao, cần quan tâm rãi vôi và thay nước ao nuôi thường xuyên, cho ăn đầy đủ thích hợp với từng giai đoạn nuôi, tăng cường thêm cá tạp khi cua chuẩn bị lột vỏ; rào lưới xung quanh ao nuôi, thường xuyên kiểm tra bờ bao và nơi cấp thoát nước ra vào ao.

Đây là mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với thổ nhưỡng huyện Cần Giờ, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, và giúp hoàn thành tiêu chí tổ chức sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân ở xã xây dựng nông thôn mới.


Related news

Kẻ xấu nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ giết chết hoa màu Kẻ xấu nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ giết chết hoa màu

Vừa qua, nhiều hộ dân ở xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long, Đắk Nông) đã bị khoảng 10 đối tượng từ vùng khác tới hành hung, phá hoại hoa màu trồng trên nương rẫy gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân địa phương.

Thursday. July 30th, 2015
Phòng trừ bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn trên cây lúa Phòng trừ bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn trên cây lúa

Vi khuẩn gây bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ 26 - 31 độ C và ẩm độ 80 - 90%, bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn lúa đòng - trỗ.

Thursday. July 30th, 2015
Xuất khẩu nông sản đạt gần 17 tỷ USD Xuất khẩu nông sản đạt gần 17 tỷ USD

Thông tin từ Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2015 đạt 16,93 tỷ USD. Con số này giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Thursday. July 30th, 2015
Đạm Cà Mau góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đạm Cà Mau góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

Không những là doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu Việt Nam, trong thời gian qua, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cũng đã không ngừng thực hiện các hoạt động nhằm góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội (ASXH) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Thursday. July 30th, 2015
Nuôi lợn trên đệm lót sinh học Nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

Thursday. July 30th, 2015