Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam không hạt đơm hoa kết trái nhiều nơi

Cam không hạt đơm hoa kết trái nhiều nơi
Publish date: Thursday. October 15th, 2015

Vườn cam đường không hạt đang kết trái ở thôn Đất Làng, xã Xuân Trường, Đà Lạt

Từ thích nghi đất có độ dốc cao…

Cũng là dòng cây ăn trái Đà Lạt, nhưng cây hồng giống cũ vào giữa vụ thu hoạch sum suê trái vẫn không được nông dân vui bằng cây cam không hạt mới đến kỳ đầu tiên trổ hoa, kết trái.

Tại khu vực thôn Đất Làng, xã Xuân Trường (Đà Lạt), tôi được một cán bộ địa phương đưa đến tiếp xúc với 3ha diện tích đất đồi canh tác đa cây gồm cà phê arabica, hồng ăn trái và cam đường không hạt của hộ gia đình anh Nguyễn Trọng Bình.

Gần trưa, nắng vẫn dìu dịu, vợ anh Bình làm “hướng dẫn viên” cho tôi bước xuống từng bậc cấp dốc cao để trực tiếp hái mấy trái cam đường vừa chín tới.

Giữa ngàn xanh của vườn cây trái chạm bước qua tháng cuối mùa thu, thưởng thức từng múi cam đường căng đầy nước với vị ngọt thanh khác lạ, cảm giác thật dễ chịu.

Vợ anh Bình kể, hơn 4 năm trước, hưởng ứng chương trình chuyển đổi, nâng cao giá trị cây trồng của ngành nông nghiệp Đà Lạt, hộ gia đình anh - chị quyết định phá bỏ 1.000m² cây chè ô long 5 năm tuổi để trồng cây cam đường không hạt.

Nguồn giống này do ngân sách nhà nước hỗ trợ, hộ gia đình đối ứng vốn, toàn bộ quy trình canh tác được chỉ dẫn trực tiếp từ đội ngũ cán bộ kỹ thuật của ngành nông nghiệp Đà Lạt.

Vợ anh Bình nói thêm rằng, dù vẫn có thu nhập ổn định, nhưng nằm ở giữa bốn bên cây cà phê Arabica phủ kín, tầng trên che bóng tán lá cây hồng ăn trái, nên có lẽ cây chè ô long 1.000m² của hộ gia đình mình thường xuyên thu hút quá nhiều sâu bệnh gây hại, khiến cho năng suất và chất lượng đạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu vẫn còn hạn chế, nhiều khi thu hoạch chỉ mới đủ bù đắp cho chi phí đầu tư.

Bởi vậy, sau nhiều thời gian tìm kiếm giống cây trồng mới thay thế, hộ gia đình anh Bình chọn lựa giống cam đường không hạt để trồng thử nghiệm, tạo cơ hội để phát triển sản xuất theo hướng đa canh lâu dài.

Sau khi phá bỏ, thu dọn sạch sẽ những phế phẩm cây chè ô long trên diện tích 1.000m², hộ anh Bình phải cho đất “nghỉ ngơi” để xua đuổi, ngăn chặn mầm bệnh trong đất trong thời gian 1 năm tiếp theo mới chính thức xuống giống trồng đồng loạt 100 cây cam đường không hạt.

Quy cách trồng theo khoảng cách hàng cách hàng và cây cách cây 2,5 - 3m, trồng dưới hố đào sâu 50cm, bề mặt hố hình vuông, chiều dài của cạnh là 5m.

Phối trộn đều giữa phân chuồng và phân vi sinh dùng bón lót trước khi xuống giống trồng 10 ngày.

Ở công đoạn “dẫn thủy nhập điền”, hộ anh Bình giữ lại toàn bộ hệ thống tưới phun mưa tự động trên cây chè ô long cũ để tưới cho cây cam đường không hạt.

Đi vào canh tác năm đầu tiên theo kỹ thuật của ngành nông nghiệp Đà Lạt, định kỳ hàng tháng, hộ anh Bình bơm thuốc phòng trừ các loại dịch hại trong danh mục; bón phân cân đối và đúng liều lượng vào đầu và cuối mùa mưa cho cây sinh trưởng đạt yêu cầu.

Ngoài ra, còn cẩn thận tỉa cành, tạo tán cho từng tán cây phát triển thông thoáng dưới ánh mặt trời.

“Sau gần một năm rưỡi chăm sóc, nhiều hàng cây cam đường ra hoa, đậu trái, nhưng phải ngắt bỏ toàn bộ để tập trung dinh dưỡng nuôi thân, cành, lá tốt tươi.

Cây qua năm tuổi thứ 4 mới chăm bón cho hoa, trái phát triển tự nhiên và đến nay bắt đầu thu hoạch bói.

Nghe tin, anh Tuấn chủ vườn ươm giống cam đường không hạt đầu dòng ở xã Đạ Chais, Lạc Dương gọi điện báo sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá tối thiểu từ 35 - 40.000đồng/kg trái chín…” - vợ anh Bình cho hay.

… đến thích nghi nhiều loại đất khác

Theo anh Nguyễn Phú Tuấn, chủ vườn ươm ở xã Đạ Chais, Lạc Dương, hơn 3 năm gần đây - mỗi năm vườn ươm của anh xuất bán khoảng 20.000 cây giống cam đường không hạt đầu dòng cho nông dân các vùng đất sản xuất với nhiều độ dốc khác nhau của Đà Lạt như Tà Nung, Xuân Thọ và các địa bàn thuộc các huyện trong tỉnh Lâm Đồng gồm Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Bảo Lâm… tương đương diện tích trồng thuần gần 20ha.

Trong đó lứa cây trồng đầu tiên hiện đang ở năm tuổi thứ tư, dự kiến thu hoạch trái bói khoảng 10kg/cây; sang tuổi thứ 5 trở đi, năng suất mỗi cây đạt từ 30kg trở lên.

Bên cạnh vườn ươm đầu dòng, anh Tuấn đang mở rộng diện tích cây cam đường không hạt ở xã Đạ Chais, Lạc Dương lên đến 7ha, trong đó 3ha đang trong thời kỳ kinh doanh với năng suất có năm đạt đến 35 - 40kg/cây.

Tất cả sản phẩm cam đường không hạt thu hoạch ở Đạ Chais, Lạc Dương, anh Tuấn đều tổ chức đóng gói, vận chuyển trong ngày về các siêu thị thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ, ước tính lợi nhuận thu về tỷ lệ hơn 50% trên doanh thu.

Cụ thể, hàng năm với 1.000m² đất trồng trung bình 100 cây cam đường, đạt năng suất 3.000kg.

Nhân với giá bán mỗi ký 40.000 đồng và trừ mọi chi phí đầu tư, còn lại lãi ròng lên đến 60 triệu đồng.

Trong năm 2016, hộ gia đình anh Nguyễn Trọng Bình ở thôn Đất Làng, xã Xuân Trường (Đà Lạt) sẽ chuyển đổi 2.000m² đất cà phê Arabica già cỗi để tiếp tục trồng mới cây cam đường không hạt.

Và chủ vườn ươm Nguyễn Phú Tuấn tiếp tục sản lượng bán ra giống cây cam này đến với nhiều vùng nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tăng thêm so với cùng kỳ năm trước, đồng thời cam kết làm đầu mối thu mua ổn định sản phẩm cam đường thu hoạch của nông dân.

Hy vọng đây là một hướng chuyển đổi mới với các bước đi phù hợp theo nhu cầu của thị trường nông sản cạnh tranh trong và ngoài nước.


Related news

Bình Định đầu tư dự án chăn nuôi chất lượng cao Bình Định đầu tư dự án chăn nuôi chất lượng cao

UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương và giới thiệu địa điểm đầu tư Dự án Chăn nuôi bò giống và bò thịt trên địa bàn tỉnh do Công ty Cổ phần Đầu tư chăn nuôi Bình Hà làm chủ đầu tư.

Tuesday. June 2nd, 2015
Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học, sử dụng đệm lót Balasa, với quy mô 500 con vịt xiêm Pháp, tại 5 huyện Giá Rai, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Hồng Dân.

Tuesday. June 2nd, 2015
Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng

Nuôi tôm hùm xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao được ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhân rộng.

Tuesday. June 2nd, 2015
Hàng vạn con tôm giống chết vì bệnh đốm trắng Hàng vạn con tôm giống chết vì bệnh đốm trắng

Từ đầu tháng 5 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm, làm cho hàng vạn con tôm giống khoảng 30 - 40 ngày tuổi bị chết. Điển hình như tại hộ nuôi của các anh Phan Văn Tài, Lê Xuân Sửu, Lê Xuân Thắng (đều trú tại thôn 6 xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên), với 27 vạn con tôm giống nuôi trên diện tích 0,72 ha bị chết.

Tuesday. June 2nd, 2015
Suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ Suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ

Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang gia tăng cả về phương tiện và dụng cụ khai thác. Điều này ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của ngư dân ven biển.

Tuesday. June 2nd, 2015