Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Ở Cần Giờ (TP. HCM)

Mô Hình Nuôi Cua Ở Cần Giờ (TP. HCM)
Publish date: Saturday. September 17th, 2011

Cua biển (Scylla serrata) là một trong những loài giáp xác phổ biến ở các vùng biển Việt Nam. Với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, Cua biển đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.

Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Lý Nhơn nói riêng, huyện Cần Giờ (Tp. HCM) nói chung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, thành công hơn cả là việc chuyển đổi từ đất nuôi tôm sú kém hiệu quả kinh tế sang mô hình nuôi Cua biển đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Cua biển có thời gian sinh trưởng và phát triển rất nhanh là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao được bà con nông dân quan tâm. Qua quá trình thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi có hiệu quả và nhất là phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, có rất nhiều hộ tham gia vào mô hình chuyển đổi này.

Có thể kể ra đây như hộ ông Nguyễn Thanh Sơn, ông Lê Bửu Lộc, ấp Lý Hoà Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ với mô hình nuôi Cua biển từ con giống nhân tạo.

Trước đây, gia đình ông gồm 5 nhân khẩu chủ yếu sống nhờ vào nuôi tôm sú, trên diện tích đất khoảng 0,8 ha nhưng do dịch bệnh và môi trường xấu dẫn đến hiệu quả rất thấp, có khi thua lỗ, do đó không đủ trang trải cuộc sống cho 5 người.

Nhờ có chủ trương đúng đắn về chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả và nhờ vào sự nỗ lực vươn lên của gia đình cùng với sự hỗ trợ về nhiều mặt như vốn, kỹ thuật canh tác,… của các ban ngành địa phương nên hiệu quả sản xuất trên 0,8 ha diện tích đất của gia đình ông tăng lên rõ rệt.

Cụ thể, chỉ riêng với 8.000 m2 ao, mỗi vụ thả 11.200 con giống, sau 4 tháng ông thu được sản lượng 924 kg, giá bán 90.000 – 110.000 đ/kg, giá trị sản xuất mang lại gần 90 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (giống, thức ăn, vôi… 42 triệu đồng), số tiền lãi khoảng trên 45 triệu đồng. Như vậy, mỗi ha nuôi cua, trong 1 năm có thể tạo ra giá trị gần 200 triệu đồng, trong đó, mức lãi khoảng 50 % tổng doanh thu, tức gần 100 triệu.

Xuất phát từ việc chuyển đổi có hiệu quả của gia đình ông và nhiều bà con xung quanh, đến nay, mô hình nuôi Cua biển bằng con giống nhân tạo đã được nhân rộng với khoảng 30 ha trên toàn huyện


Related news

Tăng đội tàu dịch vụ hậu cần thủy sản giải pháp gia tăng giá trị khai thác Tăng đội tàu dịch vụ hậu cần thủy sản giải pháp gia tăng giá trị khai thác

Tiết kiệm nhiên liệu, tăng giá bán sản phẩm, làm cầu nối giữa đất liền và tàu khai thác thủy sản xa bờ là ưu thế của tàu dịch vụ hậu cần. Nhưng, hiện nay số lượng tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa đáp ứng đủ năng lực đánh bắt.

Friday. June 19th, 2015
Hậu Giang thả hơn 1,4 tấn cá giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản Hậu Giang thả hơn 1,4 tấn cá giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản

Sáng ngày 16-6, tại Công viên 3 Tháng 2 (thị trấn Long Mỹ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành liên quan và đông đảo người dân địa phương đến dự.

Friday. June 19th, 2015
Giá cua xanh tăng cao Giá cua xanh tăng cao

Theo thông tin từ các hộ nuôi cua xanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, giá cua xanh nuôi đìa đang ở mức khá cao. Cua gạch loại 1 khoảng 300.000 đồng/kg, cua gạch loại 2 hơn 200.000 đồng/kg, cua thịt 190.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn thời điểm cuối năm 2014 hơn 40%.

Friday. June 19th, 2015
Giá cá lóc thương phẩm tăng cao, nông dân lại ồ ạt mở rộng diện tích Giá cá lóc thương phẩm tăng cao, nông dân lại ồ ạt mở rộng diện tích

Hiện cá lóc phương phẩm mua tại ao có giá từ 37.000 đến 38.000đ/kg, người nuôi có lợi nhuận khá cao nhưng ít có sản phẩm để bán.

Friday. June 19th, 2015
Khó khăn cho người nuôi tôm ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) Khó khăn cho người nuôi tôm ở huyện Đông Hòa (Phú Yên)

Đến nay, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn huyện Đông Hòa (Phú Yên) chỉ đạt khoảng 50%. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi, bệnh tôm diễn biến phức tạp nên người nuôi không mạnh dạn đầu tư.

Friday. June 19th, 2015