Nông dân Bình Hòa thu nhập khá từ chăn nuôi bò

Trước đây ở Bình Hòa, nhà ai có bò sinh ra nghé đực thì ăn mừng bằng một chầu bia, còn nếu là nghé cái thì chỉ là vài xị rượu; nhưng nay thì ngược lại. Gần đây, ông Nguyễn Hiến, ở thôn Dõng Hòa, xã Bình Hòa rất vui vì con bò nhà ông vừa cho ra đời một con bê cái. Theo ông Hiến, hiện nay bê cái không những được giá mà còn được thị trường ưa chuộng hơn so với bê đực. Con bê này nuôi được chừng một năm tuổi thì ông nắm chắc trên 15 triệu đồng.
Theo ông Đào Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hòa, nhờ giá cả ổn định ở mức có lợi cho người chăn nuôi, những năm gần đây phong trào chăn nuôi bò ở xã Bình Hòa phát triển đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Bà con nuôi bò chủ yếu là chăn nuôi gia trại, nuôi nhốt; các tiến bộ KHKT, nhất là về giống, thức ăn, thú y được áp dụng triệt để, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, tổng đàn bò trong xã khoảng 2.335 con, trong đó 100% là bò lai.
Một trong những nông dân chăn nuôi bò có hiệu quả là ông Phan Ngọc Châu, ở thôn Vĩnh Lộc. Trước đây gia đình ông thuộc diện cận nghèo, nhờ nuôi bò đã vươn lên thoát nghèo và có “của ăn của để”. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn bò ngày càng phát triển, năm nào ông cũng xuất bán 2 - 3 con nghé. Ông Châu chia sẻ: “Tui thấy nuôi bò cũng nhẹ nhàng hơn các việc khác so với tuổi già. Nhờ lực lượng Khuyến nông và Thú y hàng năm đều có tiêm ngừa dịch bệnh, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, giúp bà con chăn nuôi có thu nhập khá để trang trải cuộc sống gia đình”.
Trên 60% số hộ dân ở Bình Hòa đều có chăn nuôi bò; nhà nhiều từ 6 - 7 con, nhà ít cũng 2 - 3 con. Chị Bùi Thị Ngọc Thủy, ở thôn Trường Định 2, có thu nhập khá từ nuôi bò, cho biết: “Nhà tui bắt đầu nuôi bò từ năm 2005, hàng năm tui đều bán 2 con nghé, thu gần 40 triệu đồng. Tui thấy nuôi bò ổn định hơn nuôi heo”.
Hiện xã Bình Hòa có kế hoạch vận động nhân dân mở rộng chăn nuôi, duy trì bền vững tỉ lệ đàn bò lai để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã nhà. Bên cạnh đó, xã tiếp tục tăng cường tổ chức tập huấn hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật chăn nuôi và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho bò; đồng thời chỉ đạo các hội-đoàn thể tạo điều kiện giúp các hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn để phát triển chăn nuôi nhằm thoát nghèo bền vững.
Related news

Ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, tàu cũ nhập về Việt Nam phải dưới 8 tuổi. Trong khi đại gia công ty Đức Khải xin nhập tàu gần 30 tuổi.

Nghề làm “vàng trắng” là cách gọi vui của nhiều người dân chuyên làm tiêu sọ trong tỉnh. Nghề này giúp nhiều người trở nên khá giả, song cũng khiến không ít hộ trắng tay. Thực tế, muốn làm được mẻ tiêu sọ (tiêu trắng) tương đối vất vả.

Từ UBND xã An lạc Tây (Kế Sách - Sóc Trăng) ngồi phà, chúng tôi đặt chân lên vùng đất nằm giữa sông Hậu có cái tên Cồn Cò (thuộc ấp An Tấn, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách). Tại đây, ngoại trừ con đường đi được lót bằng dal thì hầu hết những phần đất trống đều được người dân trồng nhãn.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Tháp Mười có 31 hợp tác xã (HTX), trong đó có đến 30 HTX nông nghiệp và 1 HTX vận tải thủy bộ với tổng số 905 thành viên, vốn điều lệ trên 23 tỷ đồng; bình quân lợi nhuận hàng năm dao động từ 90 - 125 triệu đồng/năm.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng tôm vẫn tăng mạnh và có thể đạt 3 tỷ USD vào cuối năm 2014 nếu như dịch bệnh được kiểm soát và thị trường thuận lợi. Nhưng mặt hàng chiến lược số 1 của thủy sản này cũng có không ít điều để nói.