Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM)

Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM)
Publish date: Wednesday. December 19th, 2012

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.

Mô hình trình diễn ở Nhà Bè (TP. HCM) với diện tích ao nuôi 2.000 – 4.000 m2/hộ, mật độ thả cá rô phi (2,5 con/m2, cỡ giống > 5 cm/con) cá trê lai (10 con/m2, cỡ giống 3 – 5 cm/con). Sau 06 tháng nuôi với tỷ lệ sống 80% trọng lượng của cá rô phi đạt trung bình 3 – 4 con/kg; cá trê lai 3 – 5 con/kg.

Tổng doanh thu, đối với cá trê lai: 314 triệu đồng/ha/vụ, lãi 114 triệu đồng/ha/vụ; cá rô phi: 127,8 triệu đồng/ha/vụ, lãi 48,15 triệu đồng/ha/vụ. Để đạt được kết quả trên là do người dân đã thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của cán bộ giám sát về tất cả các bước của quy trình kỹ thuật. Với lợi thế là giống cá thịt trắng, thơm ngon, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân nên sản phẩm dễ tiêu.

Trao đổi kinh nghiệm nuôi các hộ cho biết: Nuôi cá trê lai và cá rô phi bán thâm canh không khó nhưng để đạt được hiệu quả thì người nuôi cần lựa chọn mùa vụ nuôi thích hợp, đủ khả năng kinh tế cũng như tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương. Cá càng lớn khả năng tiêu hoá càng mạnh, cá càng ăn tạp. nên ngoài cám viên cần phối trộn các loại thức ăn phụ phẩm để tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho cá, giúp cá lớn nhanh. Nếu thức ăn là chất bột cần nấu chín để đảm bảo vệ sinh cho mặt nước ao và cá dễ tiêu thụ nhanh hơn. Bên cạnh đó chất lượng con giống cũng rất quan trọng góp phần quyết định thành công, chỉ nên mua con giống nơi đáng tin cậy. Đây là mô hình thích hợp với đa số các hộ nghèo, cần được nhân rộng.


Related news

Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu “Rau An Toàn Gò Công” Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu “Rau An Toàn Gò Công”

Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Gò Công tại ấp Tân Xã, xã Long Hòa (thị xã Gò Công, Tiền Giang) hoạt động từ ngày 21-8-2006 chủ yếu là sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Từ đó đến nay, HTX không ngừng lớn mạnh, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định được thương hiệu, trở thành cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.

Saturday. October 4th, 2014
Long An Được Mùa Thanh Long Long An Được Mùa Thanh Long

Những ngày gần đây, thanh long tại các nhà vườn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang hút hàng. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 100 xe container, xe tải từ Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tiền Giang… chạy về Châu Thành để lấy hàng đi xuất khẩu.

Saturday. October 4th, 2014
Bình Thủy (TP Cần Thơ) Phát Triển Vườn Cây Ăn Trái Gắn Với Du Lịch Sinh Thái Bình Thủy (TP Cần Thơ) Phát Triển Vườn Cây Ăn Trái Gắn Với Du Lịch Sinh Thái

Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) có 7 hộ dân phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái, góp phần giải quyết đầu ra và tăng thu nhập cho người nông dân.

Saturday. October 4th, 2014
Mô Hình Làm Vườn Với Chi Phí Thấp Nhất Để Cho Lợi Nhuận Cao Nhất Ở Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) Mô Hình Làm Vườn Với Chi Phí Thấp Nhất Để Cho Lợi Nhuận Cao Nhất Ở Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) là vùng đất đai ít màu mỡ, nguồn nước tưới hạn chế. Tuy nhiên, không đầu hàng về điều kiện thỗ nhưỡng, anh Nguyễn Xuân Long - nông dân địa phương đã có những cách làm khá đặc biệt như dẫn nguồn nước chảy tự nhiên, trồng ổi để chống rầy bảo vệ các loại cây trồng có múi, trồng cây ăn trái lâu năm để có nguồn thu lâu dài...

Saturday. October 4th, 2014
Hồng Đà Lạt Bị Bệnh Giác Ban Tấn Công Hồng Đà Lạt Bị Bệnh Giác Ban Tấn Công

Bệnh giác ban là loại bệnh khiến lá hồng xoăn lại, rụng lá và trái. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, vào những tháng 6, 7, 8 đồng thời là những tháng hồng ra hoa kết trái. Chính bởi vậy nên năng suất hồng giảm nhiều, ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch của người trồng hồng.

Saturday. October 4th, 2014