Mô Hình Nuôi Ba Ba Thịt Lãi Lớn

Phong trào nuôi ba ba đã xuất hiện ở xã Vị Bình (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đang lan rộng. Ông Đinh Chí Tính – cán bộ khuyến nông xã Vị Bình cho biết: “Hiện toàn xã có 19 hộ nuôi ba ba, trong đó tập trung ở ấp 9a1 (12 hộ) và ấp 4.
Khi các hộ nuôi tập trung sẽ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học hỏi kỹ thuật lẫn nhau; còn phía xã, chúng tôi thường xuyên tư vấn thông tin về kỹ thuật cho bà con có nhu cầu và khi có dịch bệnh”.
Theo các hộ nuôi ba ba ở Vị Bình, vấn đề đầu ra của con ba ba là tương đối ổn định, họ không phải lo lắng nhiều. Ông Nguyễn Văn Đẹt (ngụ ấp 4) cho biết: “Tui nghe các thương lái mua ba ba bàn nhau là hàng ba ba của Trung Quốc xuất qua nước mình nhiều quá nên giá ba ba bị sụt, vài năm trước có lúc lên đến 480.000 đồng/kg, hiện giờ là khoảng 280.000 đồng/kg”.
Ông Đẹt là một trong những hộ nuôi ba ba lâu năm ở xã Vị Bình và là người dày dạn kinh nghiệm trong nuôi ba ba giống nhận định: “Với giá ba ba thịt khoảng 280.000 đồng/kg như hiện nay, thì bà con mình vẫn có lãi cao nếu nuôi khéo và đúng kỹ thuật”. “Bản thân gia đình tui nuôi 1.000 con bố mẹ, đang chuẩn bị nuôi thêm 2.000 con nữa.
Nuôi ba ba thịt hay ba ba giống thì đều không khó, đa số các hộ nuôi ba ba thịt ở đây đều tự ương giống để giữ nuôi ba ba bán thịt. Nguồn thức ăn cho ba ba cũng dễ, ba ba có thể ăn được các loại cá xay nhuyễn, bà con mình có thể giảm chi phí nuôi nhờ tìm các nguồn thức ăn như cá tạp, ốc có sẵn ở địa phương”-ông Đẹt chia sẻ.
Ông Ngô Văn Khải – Phó Chủ tịch UBND xã Vị Bình cho biết: “Hiện xã có một tổ hợp tác ba ba giống liên kết với ấp 8, ấp 9 xã Vĩnh Trung (huyện Vị Thủy). Sắp tới dự định thành lập một tổ hợp tác nuôi ba ba nữa ở ấp 9a1, việc tập trung các hộ trong một khu vực để thành lập tổ hợp tác sẽ tạo ra thuận tiện để bà con học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau”.
Related news

Ốc mút - như tên dân dã của nó - vốn chẳng phải là loại đặc sản cao cấp gì. Thế nhưng thời gian gần đây, ốc mút lại đang lên “cơn sốt” ở một số huyện miền Đông như Đầm Hà, Hải Hà (Quảng Ninh)... Người ta đổ xô đi bắt ốc mút để bán cho các thương lái Trung Quốc. Mặc dù hỏi chính các chủ buôn là thu mua ốc mút về làm gì thì ai cũng lắc đầu: Không biết!...

Trong tháng 1, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, ngư dân mạnh dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và có những chuyến ra khơi đánh bắt được mùa bội thu. Sản lượng khai thác biển trong tháng 1 ước đạt 16.000 tấn, tăng 18,52% so với cùng kỳ.

Tổng sản lượng thủy sản 177.900 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 23.368 tấn so với năm 2013, trong đó, sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 18.284 tấn (đạt 102,79% kế hoạch), sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 5.083 tấn (đạt 103,42% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để năm 2015 tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tận dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.

Qua nhiều năm thất bại với con tôm thẻ chân trắng do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng và mô hình này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận đạt được khá cao ngay trong vụ nuôi đầu tiên.