Làm Mạ Cho Đậu Tương Hè

Lượng giống đậu tương cần 1,5 - 2kg/sào Bắc bộ. Thường sử dụng các giống ngắn ngày như: DT 99 và DT 12 có thời gian sinh trưởng 72 - 75 ngày. Làm mạ đậu tương: Cần 5- 6 m2 đất mạ cho 1 sào Bắc bộ. Dùng cát 70% + đất màu 30%, tạo độ xốp, trộn thành lớp đất dày 10cm trên nền đất cứng. Sử dụng 1,5 - 2kg giống tốt để làm mạ cho 1 sào Bắc bộ. Trải đất + cát dày 8cm, dùng ô doa tưới đẫm nước.
Gieo hạt đậu cách nhau 1- 1,5cm rồi dùng đất cát phủ dày 1 - 1,5cm. Dùng bình bơm bông sen phun ẩm nhẹ. Chú ý không để đọng nước trên bề mặt. Nếu gặp mưa cần dùng bạt nilon che đậy kín tránh chẩm hạt. Sau khi hạt nẩy mầm 3 ngày tưới nhẹ mỗi ngày một lần đảm bảo độ ẩm: 70 - 75% độ ẩm đất. Tiến hành nhổ khi cây 6 - 10 ngày tuổi, có 1-2 lá thật (bứng đất rũ nhẹ). Chú ý cấy đậu tương vào buổi chiều để cây đỡ chột, cấy 2-3 cây/hốc theo khoảng cách như đã định.
Đất ướt dùng thêm một nắm đất khô bỏ vào gốc ấn nhẹ cho chặt gốc, đất khô lấp đất nhỏ xung quanh rồi dùng ô doa tưới đẫm, chăm sóc như hướng dẫn trong qui trình.
Trước khi nhổ cấy 1-2 ngày, bà con cần phun phòng dòi đục thân và bệnh lở cổ rễ hại cây con bằng thuốc Padan 95SP hoặc Regent 800WG + Anvil 5-10EC hoặc Validamycin 3-5SL.
Chăm sóc đậu tương cấy bằng cây con cần khẩn trương, tưới 3-4kg đạm ure + 10-15kg supe lân + 2kg kali clorua làm 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày sau khi cây đậu đã bén rễ hồi xanh, hoà loãng phân khoáng với nước sạch, để tưới. Sau khi tưới phân khoáng cần dùng o doa tưới lại nước sạch lên tán lá để rửa phân cho khỏi cháy lá non.
Related news

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.

Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…

Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.

Miệt mài đưa nông sản của nhà nông qua chế biến “made-in Quảng Ngãi” đi đến nhiều nước, những doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh không ngừng đầu tư để nâng cao chuỗi giá trị của hàng nông sản. Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, vừa được Bộ Công thương bình chọn.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.