Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ

"Chảy máu" dược liệu
Theo người dân địa phương, sâm “bảy lá” chỉ mọc trên núi cao ở những khu rừng rậm rạp, ẩm thấp, có bảy lá, một hoa và có chiều cao khoảng từ 30-35cm.
Lá của loại sâm này rất to, giống như lá khoai môn.
Hàng năm cứ vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, cây bắt đầu nảy mầm.
Tuy nhiên, sau thời gian ngắn ra lá và hoa, cây sẽ trụi lá “nằm lỳ” dưới đất và đợi vào đúng thời điểm năm sau mới lại nảy mầm, phát triển.
Củ sâm có vỏ màu nâu, có hình dạng xoắn hơi dài, khác với các loại sâm bán trên thị trường hiện nay.
Thông thường mỗi củ sâm nặng khoảng 200-500g.
Ông Hồ Quang Đà- người dân ở thôn Quế, xã Trà Bùi- nơi có nhiều dược liệu này cho biết: Sâm “bảy lá” rất bổ dưỡng, từ xưa đến nay, đồng bào Cor ở đây sử dụng loại sâm này ngâm với rượu uống có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng… nhưng nếu uống quá thì dễ bị tiêu chảy.
Thời gian gần đây, nhiều thương lái săn lùng mua sâm “bảy lá” nên người dân ở thôn Quế cũng rủ nhau vào rừng để tìm và bán cho thương lái với giá từ 200 - 250 nghìn đồng/kg củ tươi.
Mặc dù, người dân trực tiếp đi khai thác cũng như thương lái đều không hiểu người ta thu mua loại dược liệu này với mục đích gì.
Chỉ biết chung chung là mua về làm thuốc.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, ngày trước, loại sâm “bảy lá” trên khu vực núi Cà Đam rất nhiều, nhưng hiện nay, do giá loại sâm này thương lái thu mua với giá cao nên hàng ngày có hàng chục người dân đi vào rừng sâu để “săn” lùng, khiến cho sâm “bảy lá” cũng ngày càng ít dần.
“Trước đây, mỗi chuyến đi vào rừng từ 2-3 ngày, một người cũng kiếm được 3-4kg sâm, nhưng giờ giỏi lắm cũng chỉ kiếm được hơn 1kg, song phải lặn lội vào tận rừng sâu rất nguy hiểm”- ông Hồ Văn Hùng ở thôn Quế, xã Trà Bùi cho hay.
Sẽ có hướng bảo tồn và phát triển
Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn sâm “bảy lá” tự nhiên, để giữ và phát triển nguồn cây dược liệu quý của vùng núi Cà Đam, huyện Trà Bồng đang tiến hành các biện pháp tuyên truyền cho người dân khai thác có ý thức nhằm bảo tồn, nhân giống tiến tới mở rộng, phát triển sâm “bảy lá” nhằm bảo vệ nguồn dược liệu quý;
Đồng thời tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế dựa vào điều kiện sẵn có của địa phương.
Ông Nguyễn Xuân Bắc- Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết: Sâm “bảy lá” là nguồn dược liệu quý, chính vì vậy, huyện đang khuyến khích người dân tại chỗ trồng, chăm sóc và phát triển loại sâm này để bảo tồn nguồn giống, đảm bảo nguồn giống chất lượng cao.
Từ đó, huyện sẽ có hướng hỗ trợ người dân để phát triển mở rộng nhanh diện tích trồng sâm “bảy lá” sớm trở thành vùng chuyên canh cung cấp nguyên, dược liệu nhằm tăng giá trị kinh tế của cây sâm.
Hiện một số dân ở thôn Quế cũng đang tiến hành đem trồng thử nghiệm cây sâm “bảy lá” xung quanh vườn nhà.
Trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, bước đầu cho thấy, cây sâm có hướng sinh trưởng và phát triển tốt.
“Đây là loại cây có giá trị kinh tế, nên chúng tôi rất kỳ vọng, cây sâm sẽ góp phần giúp bà con phát triển kinh tế và xóa nghèo bền vững cho người dân”- ông Hồ Quang Đà ở thôn Quế, xã Trà Bùi hy vọng.
Có thể nói, việc định hướng phát triển và bảo tồn nguồn dược liệu quý tại núi Cà Đam trong đó có cây sâm “bảy lá" là hướng đi phù hợp của chính quyền địa phương huyện Trà Bồng.
Bởi, đây không chỉ góp phần bảo tồn, tránh “chảy máu” những loại dược liệu quý mà còn giúp người dân đồng bào vùng cao chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh về khí hậu và thổ nhưỡng, nâng cao thu nhập cho người dân, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược.
Related news

Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) triển khai mô hình “chăn nuôi gà thả vườn” với qui mô 1.000 con ở 6 xã với 20 hộ tham gia. Trong đó, xã Hàm Hiệp có 6 hộ tham gia. Mỗi hộ được cung ứng 50 con giống gà ta lai. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống, tư vấn kỹ thuật và 50% thuốc thú y, thuốc sát trùng. Sau gần 3 tháng nuôi trọng lượng gà bình quân ở 20 hộ tham gia đạt 1,3 kg/con, tỉ lệ gà sống đạt 91,05%. Với giá thị trường hiện nay khoảng 82.500 đồng/kg, mỗi lứa nuôi 50 con gà, bà con lãi gần 1,6 triệu đồng.

Trong điều kiện con tôm cho thu nhập chưa thật sự ổn định, liên tục các năm qua, huyện Đầm Dơi tăng cường phát động bà con nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để trồng rau màu. Chủ trương này được người dân trong huyện đồng tình hưởng ứng khá tốt.

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.

200/223 hộ dân ở thôn Gò Găng, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và. Những bè cá bồng bềnh trên sông nước, những cọc hàu cắm sâu vào lòng sông đã và đang đem lại cho người dân nơi đây cơ hội kiếm sống, nuôi con ăn học, xây nhà…

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.