Miền Tây lao đao mùa lũ cạn vụ này tiêu rồi
“Vụ này tiêu rồi”
Anh Trần Văn Bình - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mỹ Lợi (xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) giọng buồn rười rượi:
“Vụ này tiêu rồi anh ơi, chỉ mong thu hoạch đủ giống cho mùa sau nhưng chắc là không thể”.
Lũ cạn nên bà Ba Hồng (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên) đặt 8 cái đú bắt cá linh (mua 200.000 đồng/cái) mà mỗi ngày chỉ bắt được chưa đến 1kg cá, lỗ nặng.
Còn lão nông Năm Lộc chỉ tay về phía cánh đồng và cho hay: “Do nước không tràn đồng, chuột không phải di cư nên sinh sôi thoải mái tại chỗ.
Hơn nữa, nguồn thức ăn (lúa chét) thì lại sẵn có nên số lượng chuột tăng nhanh, phá hoại lúa ghê lắm”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều tiểu vùng đê bao “3 năm 8 vụ” của An Giang năm nay đến kỳ “xả lũ” (mở cống, đập xả cho nước lũ tràn đồng) gặp nhiều khó khăn vì thiếu… nước trầm trọng.
Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Tân Châu (An Giang) đưa chúng tôi tận mục sở thị hệ thống cống xả lũ và tiểu vùng đê bao nằm trong kế hoạch xả lũ năm nay.
Trong hơn 11.000 ha đến kỳ xả lũ ở Tân Châu thì có tới gần 1/3 diện tích đất thuộc diện “nước không tới được”, cỏ và lúa chét mọc um tùm.
“Tình hình này khiến chúng tôi phải đổi kế hoạch, chọn giải pháp tình thế, tạm thời là cho đất xả hơi một tháng rưỡi rồi xuống giống tiếp” – ông Hùng trầm giọng.
Chúng tôi hỏi ông Hùng: Vậy thì cánh đồng này có được xem là đã xả lũ? Năm sau có xả lũ nữa không? Kế hoạch 3 năm 8 vụ ở đây sẽ thế nào?
Ông Hùng bộc bạch, đây cũng là vấn đề trăn trở mà lãnh đạo ngành nông nghiệp tại địa phương chưa biết tính sao.
Ngày càng khó lường
Chúng tôi tìm đến những vùng nuôi tôm càng xanh mùa nước nổi ở An Giang, Đồng Tháp, nhiều bà con nông dân nuôi tôm buông tiếng thở dài “thua thật rồi”.
Từ những vùng cao như Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, An Giang) cho đến vùng trũng như Tam Nông, Hồng Ngự (Đồng Tháp)… nông dân nuôi tôm đều cùng chung cảnh thiếu nước.
Lão nông Nguyễn Văn Giếng ở ấp Bình Hưng, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) than thở: “Nuôi tôm nhiều năm, chưa bao giờ lũ biệt tăm như vầy.
Mấy tháng nay, ngày nào cũng phải bơm nước lên ruộng cho tôm.
Năm nay lỗ là cái chắc.
Phải có quy hoạch thủy lợi cho tôm mới được, đây cũng chính là giải pháp chiến lược ứng phó với tình trạng “lũ cạn”.
Chứ nước mùa lũ lé đé như thế này thì nông dân nuôi tôm bó tay”.
Ông Trần Anh Thư - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang nhận định: “Tình trạng lũ cạn năm nay chỉ là hiện tượng bất thường nhưng theo chu kỳ và ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
Chưa có tài liệu hay công trình nghiên cứu nào cho rằng sẽ mất đi nguồn nước từ Mekong đổ về ĐBSCL theo mùa hàng năm.
Mùa lũ, mùa nước nổi sẽ không mất đi nhưng sẽ diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường” – ông Thư cho hay.
Thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và thông tin, Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp quả quyết: “Việc đề ra chính sách chiến lược kiểm soát lũ vùng ĐBSCL phải gắn với giải quyết việc làm ở nông thôn”.
“Khi mùa nước nổi quá thấp, nhiều lao động nông thôn vốn mưu sinh từ những ngành nghề đặc thù trong mùa nước sẽ đột xuất dôi dư và thất nghiệp.
Thất nghiệp này tuy có tính chất cục bộ, thời vụ nhưng tầm ảnh hưởng trên diện rộng cả vùng ĐBSCL và có tính chất chu kỳ lập đi lập lại nên chúng ta phải tính, phải có chiến lược dài hơi hơn” – thạc sĩ Tuyên đánh giá.
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mực nước lũ thấp.
Mặt khác, do các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong tích nước tối đa nên dưới hạ nguồn nước đã thiếu lại càng thiếu thêm.
Đây nguyên nhân gián tiếp khiến cho lũ ở miền Tây cạn kiệt như hiện nay...” .
PGS - TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ.
Biến đổi khí hậu và nguy cơ từ các đập thủy điện ở thượng nguồn tạo ảnh hưởng tiêu cực đến ĐBSCL.
Bức tranh rủi ro tác động đối với ĐBSCL trong tương lai sẽ còn rất phức tạp, khó lường”.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL.
Related news
Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2014, sơ kết vụ chiêm xuân 2014-2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp.
Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.
Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.
Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.
Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.